Làm ngực: Cẩn thận gặp rủi ro nếu bạn không theo đúng những quy trình này

Quỳnh Đào, Theo Helino 00:00 20/07/2019
Chia sẻ

Hãy yêu cầu bác sĩ cho bạn biết về quy trình thực hiện trước khi quyết định mình có làm hay không.

Ngày nay, nâng ngực là một dạng phẫu thuật thẩm mỹ điều chỉnh dáng ngực như mong muốn rất được chị em ưa chuộng. Trong tình huống người người làm, nhà nhà làm như vậy, có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ xuất hiện để thoả mãn nhu cầu nói chung. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải cơ sở nào cũng thực hiện đủ các quy trình an toàn "nhất-định-phải-có" để đảm bảo rằng bệnh nhân sẽ không gặp rủi ro khi nâng ngực.

Không làm đúng những quy trình này thì tự biết rằng ngực sau khi nâng sẽ thành thảm hoạ - Ảnh 1.

Nếu không muốn gặp phải những hậu quả nguy hiểm khi nâng ngực, bạn cần phải chú ý không được bỏ qua các quy trình sau đây:

Tư vấn

Đây chắc chắn là quy trình mà bất kì ai cũng cần phải trải qua, hiển nhiên. Nhưng bạn nên để ý đến độ chuyên sâu và đối tượng tư vấn cho bạn. Không chỉ nói chuyện với nhân viên tiếp tân hay người tư vấn, bạn cần phải trò chuyện cả với bác sĩ, người sẽ tham gia thực hiện phẫu thuật trên cơ thể của bạn. Ngoài việc chọn kích cỡ, chất liệu túi độn ngực, bạn cũng nên cần được tư vấn về thủ pháp đưa túi độn ngực vào cơ thể, được giải thích về quy trình, những chuyện có thể xảy ra một cách kỹ càng. Trong phần này, bạn nên dành thời gian để hỏi hết tất cả những thắc mắc về ảnh hưởng sức khoẻ để được giải đáp tường tận trước khi quyết định có phẫu thuật hay không.

Xét nghiệm tiền phẫu

Không làm đúng những quy trình này thì tự biết rằng ngực sau khi nâng sẽ thành thảm hoạ - Ảnh 2.

Theo Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Đăng Khoa (Giảng viên trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) cho biết, đây là quy trình cần phải tiến hành trước khi phẫu thuật. Trong khâu xét nghiệm tiền phẫu, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang phổi, điện tâm đồ, phân tích máu, nước tiểu… Mục đích của việc khám tổng quát như vậy là để các bác sĩ dựa trên kết quả tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và quyết định xem có thể thực hiện ca phẫu thuật hay không. Dù ở thời đại nào, việc phẫu thuật cũng là chuyện hệ trọng và tất cả các trung tâm uy tín đều phải chắc rằng tình trạng bệnh nhân phù hợp để trải qua cuộc phẫu thuật nhằm tránh các biến chứng không cần thiết.

Đo chỉ số khi vào phòng mổ

Không làm đúng những quy trình này thì tự biết rằng ngực sau khi nâng sẽ thành thảm hoạ - Ảnh 3.

Sau khi đã trải qua xét nghiệm tiền phẫu và nhận được "đèn xanh" để phẫu thuật, các bác sĩ vẫn phải đo các chỉ số cơ thể của bạn trước khi thực sự động chạm dao kéo. Những chỉ số này bao gồm mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể… Sau khi đã chắc rằng mọi thứ vẫn ổn định thì ca phẫu thuật mới chính thức được tiến hành.

TS.BS Trần Đăng Khoa cho biết trước khi phẫu thuật, cần trải qua rất nhiều bước kiểm tra sức khoẻ được thẩm định bởi nhiều chuyên gia để chắc chắn về tình trạng của bệnh nhân.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Không làm đúng những quy trình này thì tự biết rằng ngực sau khi nâng sẽ thành thảm hoạ - Ảnh 4.

Hành trình "trùng tu" vòng 1 không chỉ kết thúc trên bàn mổ, mà còn kéo dài đến một thời gian sau đó cho đến khi bạn thực sự lành lặn. TS.BS Trần Đăng Khoa cho hay, sau khi phẫu thuật bạn cần phải chú ý và kiêng cữ một số thực phẩm cũng như các hoạt động.

Bạn nên kiêng các thực phẩm dễ gây ra dị ứng như hải sản, tôm, cua, ốc… Đặc biệt, các loại ốc chết có thể gây ra nội độc tố, ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương. Bên cạnh đó, bạn nên tránh làm các việc nặng như khuân vác và những công việc liên quan đến sức cơ như bê nặng, tập tạ, bơi lội. Bạn cần chú ý những điều này trong khoảng 10 đến 14 ngày theo chỉ thị của bác sĩ.

Tạm kết:

Nếu thiếu hoặc không tuân thủ các quy trình này, bạn có thể sẽ gặp nhiều hệ quả đến sức khoẻ. Nhất là với những người có yếu tố bệnh lí nền như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… TS.BS Trần Đăng Khoa chia sẻ: nếu mắc phải các bệnh này, bệnh nhân cần phải được điều trị ổn định thì mới được phẫu thuật. Vậy nên, nếu không thăm khám cẩn thận trước khi thực hiện nâng ngực, bạn có thể sẽ bỏ qua những bệnh lý có sẵn, những điều kiện gây nguy hiểm đến sức khoẻ trong quá trình phẫu thuật và hồi phục sau này.

Không làm đúng những quy trình này thì tự biết rằng ngực sau khi nâng sẽ thành thảm hoạ - Ảnh 5.

TS. BS. Trần Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ Khoa Thảo.

TS. BS. Trần Đăng Khoa tốt nghhiệp bác sĩ y khoa tại ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 1999, từng là BSCK1 Tai Mũi Họng tại ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh (2008), định hướng chuyên khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại trường ĐH Y Hà Nội (2009) và TS Y khoa tại Học viện Quân y (2014).

Hiện tại, TS. BS. đang làm Giám đốc tại trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ Khoa Thảo (74 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1).

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày