Dịp tết, nên ăn uống, dinh dưỡng ra sao cho hợp lý?
Trong ngày Tết, chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý khoa học như: cố gắng đảm bảo ăn đầy đủ các bữa trong ngày, mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều hay quá no để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Các bữa ăn nên đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng gồm: đường, đạm, mỡ, chất xơ, khoáng chất, vitamin ở tỷ lệ cân đối, uống đủ nước và hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối,...
Mọi người cũng nên chú ý lựa chọn những món ăn lành mạnh, lựa chọn những món dưới dạng calo thấp, chế biến đơn giản như hấp, luộc và hạn chế các món ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ,...
Sử dụng đồ uống có cồn có chừng mực: nên uống rượu, bia vừa phải (nam không quá 2 đơn vị, nữ không quá 1 đơn vị mỗi ngày), thay vào đó nên uống các loại thức uống thân thiện hơn như: trà thảo mộc, nước mát, nước lọc,...
Trong dịp Tết, mọi người nên lưu ý ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng ta cần duy trì thói quen vận động như dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng. Tối ưu nhất là 5 ngày thể dục, 2 ngày thể thao mỗi tuần. Sau mỗi bữa ăn, nên đi bộ nhẹ để hỗ trợ tiêu
Lựa chọn và bảo quản thực phẩm như thế nào để an toàn?
Đối với thực phẩm chế biến bao gói sẵn: bạn nên có thói quen đọc kỹ nhãn thực phẩm, việc này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thông minh, phù hợp với cho chính bản thân và gia đình
Đối với thực phẩm tươi sống: nên mua ở các cửa hàng quen, uy tín, nơi bán sạch sẽ. Trong đó, thịt nên có màu sắc tươi, độ đàn hồi tốt, không có mùi lạ. Thủy hải sản nên còn sống hoặc được bảo quản lạnh, cá tươi có miệng ngậm kín và không có dấu ấn ngón tay. Rau củ quả cần tươi, màu sắc tự nhiên, không dập nát hoặc héo, tránh mua loại trái mùa hoặc củ đã mọc mầm.
Để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng trong ngày tết, nên tránh ăn quá nhiều các loại bánh mứt ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
Ngoài ra, việc vệ sinh, phân loại, bảo quản và chế biến thực phẩm tốt dịp Tết cũng vô cùng quan trọng. Rửa tay sạch sẽ và rửa rau củ dưới vòi nước. Sử dụng dao và thớt riêng cho thực phẩm sống và chín, bảo quản thực phẩm tươi sống tách biệt. Nấu chín kỹ và hạn chế ăn thực phẩm sống. Thức ăn thừa cần đậy kín và hâm nóng trước khi dùng. Rã đông thực phẩm đông lạnh đúng cách và lưu ý ăn trong 4 giờ. Thực hiện đúng những quy tắc này để Tết thêm an toàn.
Nếu không may bị ngộ độc, phải làm sao?
Dịp tết là thời gian để mọi người sum vầy, quây quần bên mâm cỗ, từ đó nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tăng cao dẫn đến nguy cơ dễ bị ngộ độc thực phẩm. Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, nhưng phần lớn là do ăn phải thực phẩm có chứa vi sinh vật gây bệnh có trong thức ăn như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng...
Tuỳ thuộc vào mức độ mà bệnh có biểu hiện, từ nhẹ đến nặng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Những triệu chứng này thường không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác của hệ tiêu hoá. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm: tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói, đau bụng, sốt,...
Thông thường, những bệnh phát sinh do thực phẩm thường tự khỏi trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài và kèm theo những biểu hiện bất thường như suy hô hấp, rối loạn ý thức, co giật, không thể gây nôn,… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước xử lý cần thiết.