Theo Phụ nữ số, cà chua là một nguồn phong phú của chất xơ, vitamin C, vitamin A, và vitamin E, tất cả đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe gan. Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong cà chua giúp bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các gốc tự do và giảm nguy cơ tổn thương tế bào gan.
Hàm lượng chất xơ cao trong cà chua không chỉ hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn giúp thải độc cơ thể ở mức độ DNA, giúp cơ thể loại bỏ độc tố một cách hiệu quả. Việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ mang lại lợi ích cho gan mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp da sáng mịn và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý mãn tính.
Việc bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ mang lại lợi ích cho gan mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp da sáng mịn và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý mãn tính. Ảnh minh họa.
Nếu bạn còn loay hoay không biết làm món gì ngon, nhanh, gọn từ loại quả này thì hãy thử ngay 5 món dưới đây. Nó không chỉ dễ làm mà còn rất tốt cho gan nhờ hàm lượng lycopene cao trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa mạnh.
1. Súp cà chua nướng
Nguyên liệu: 4-5 quả cà chua chín đỏ, 2 tép tỏi, 1 củ hành tây nhỏ, 2 cốc nước dùng gà hoặc nước luộc rau củ, muối, tiêu và dầu ô liu.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, cắt đôi và bỏ hạt. Đặt cà chua lên khay nướng, rưới dầu ô liu và nướng ở 200 độ C trong 25 phút.
Trong khi chờ cà chua, thái hành tây và tỏi. Xào chúng trên chảo với dầu ô liu đến khi mềm.
Xay cà chua nướng với hành tây và tỏi để tạo thành hỗn hợp mịn.
Đổ hỗn hợp vào nồi, thêm nước dùng, đun sôi rồi hạ lửa và đun thêm 10 phút. Nêm muối tiêu cho vừa khẩu vị.
Múc ra tô và thưởng thức khi còn nóng.
Cà chua là một nguồn phong phú của chất xơ, vitamin C, vitamin A, và vitamin E. Ảnh minh họa.
2. Cà chua nhồi thịt
Nguyên liệu: 4 quả cà chua to, 200g thịt lợn xay, hành lá, mùi tàu, muối, hạt tiêu, nước tương.
Cách làm:
Rửa sạch cà chua, cắt nắp và bỏ phần ruột, để riêng.
Trộn thịt lợn xay với hành lá và mùi tàu cắt nhỏ, thêm muối, hạt tiêu và nước tương.
Nhồi hỗn hợp thịt vào trong quả cà chua đã chuẩn bị.
Xếp cà chua vào xửng, hấp trong 15-20 phút.
Dùng nóng, có thể rưới thêm nước tương khi ăn.
Cà chua tốt cho sức khỏe và nên ăn hằng ngày. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn cà chua:
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong cà chua. Vì vậy, ăn cà chua cùng dưa chuột sẽ làm giảm đi sự hấp thụ vitamin C vào cơ thể.
Không nên ăn hạt cà chua vì hạt cà chua không tiêu hoá được nhất là đối với trẻ nhỏ.
Không nên ăn cà chua khi đói bởi chất pectin và nhựa phenolic trong cà chua có thể phản ứng với a-xít, có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Đặc biệt, với nhiều người muốn giảm béo cần cân nhắc kỹ, không nên ăn cà chua khi đói.
Không nên hầm, nấu cà chua trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ sẽ bị mất đi hương vị và vitamin. Cà chua để quá lâu cũng có thể dẫn tới bị vi sinh vật thâm nhập, làm hỏng và gây ngộ độc thực phẩm.
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố alkaloid dễ gây ngộ độc thực phẩm. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, nếu thấy cà chua còn có màu xanh lá cây chưa chín đều thì cũng không nên ăn, theo Sức khỏe & Đời sống.