Môi là nơi dễ nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Hàng ngày, đôi môi sẽ là nơi phải tiếp xúc với rất nhiều thứ như hóa chất mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời... Đặc biệt, viền môi vốn là vùng da rất mỏng manh, chỉ được bao phủ bởi một lớp niêm mạc nên dễ bị tổn thương.
Khi bạn thấy xuất hiện triệu chứng ngứa ở viền môi thì nó không chỉ gây khó chịu, bất tiện lúc ăn uống, nói chuyện mà còn ảnh hưởng tới cả sự tự tin khi giao tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa rát ở viền môi để bạn biết cách khắc phục.
Tình trạng môi bị ngứa và sưng tấy có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng với thực phẩm hoặc hóa chất. Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể bị dị ứng sẽ phát ra một lượng lớn các histamine vào máu. Sự phản ứng này xuất hiện sẽ khiến bạn gặp phải triệu chứng môi tê rát, sưng ngứa.
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Hầu hết, chúng ta sẽ mắc bệnh thủy đậu một lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi hết bệnh thì loại virus này vẫn còn trong cơ thể dù không hoạt động. Sau này, nó có thể phát triển thành bệnh Zona, gây nhiễm trùng, ngứa ran, nóng rát...
Bệnh Zona có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, bao gồm cả môi và triệu chứng thường gặp nhất là bị ngứa, nôn mửa. Lúc này, bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ để hỏi thuốc kháng virus giúp làm giảm đau và làm liền vết loét môi nhanh chóng. Đồng thời, bạn cũng nên thư giãn cơ thể, chườm môi bằng khăn lạnh để giúp làm dịu triệu chứng đau.
Lupus là một bệnh của hệ miễn dịch có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể, bao gồm các dây thần kinh. Nếu mô xung quanh thần kinh bị sưng thì áp lực có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền thông tin của thần kinh. Bệnh Lupus thường rất khó chẩn đoán do các triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, khi thấy triệu chứng ngứa rát viền môi đi kèm với một số hiện tượng như chóng mặt, đau nhức đầu, suy giảm thị giác... thì đó có thể là do bệnh Lupus gây ra.
Bệnh chàm môi xuất hiện thường là do đôi môi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Ngoài uống thuốc điều trị thì bạn cũng nên chú ý về thành phần của một số sản phẩm sử dụng trên môi như kem chống nắng, kem dưỡng môi, mặt nạ môi...
Thêm nữa, khi chọn son môi thì nên dùng loại son có chiết xuất từ thiên nhiên. Tuyệt đối không liếm môi và giữ vệ sinh răng miệng, bổ sung nhiều rau củ quả giàu kẽm, vitamin B, C, E.
- Không liếm môi, cắn môi hay bóc da môi.
- Không dùng son môi hay các sản phẩm chăm sóc môi không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Bảo vệ vùng môi cũng như toàn bộ cơ thể trước khi ra ngoài, tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Giữ vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống.
- Chủ động bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin.
Source (Nguồn): Boldsky, Health