Tuyến giáp của bạn khi hoạt động quá mức sẽ sản sinh ra nhiều hormone thyroxine (gọi tắt là T4) nên gây ra cảm giác bồn chồn. Lúc này, não của bạn sẽ bị kích động quá mức, dẫn đến tình trạng lo lắng, sợ hãi.
Nếu đột nhiên thấy thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm và trằn trọc, khó ngủ trở lại thì rất có thể đây là một dấu hiệu của các bệnh về tuyến giáp. Đặc biệt, cường giáp có thể làm xuất hiện tình trạng sản xuất dư thừa hormone triiodothyronine (T3) và hormone thyroxine (T4), đồng thời kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Mặt khác, nếu luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ dù đã sinh hoạt lành mạnh hàng ngày thì nên chú ý đi khám ngay vì có thể là do cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, gây suy tuyến giáp.
Tình trạng suy tuyến giáp có thể gây ra táo bón, còn cường giáp sẽ khiến bạn thường xuyên phải vào nhà vệ sinh để đi tiểu.
Dù chẳng vận động gì trước đó nhưng bạn vẫn đổ mồ hôi nhễ nhại thì có thể là do bệnh cường giáp gây ra. Tuyến giáp có trách nhiệm điều tiết sản xuất năng lượng cho cơ thể. Do đó, nếu hàm lượng hormone tuyến giáp nhiều hơn bình thường thì chu trình trao đổi chất cũng bị tăng cao đột ngột. Chính điều này khiến bạn cảm thấy ấm nóng bất thường và dễ tiết mồ hôi sau đó.
Người mắc bệnh suy giáp thì hormone tuyến giáp sẽ bị sụt giảm nên làm chậm quá trình trao đổi chất và khả năng đốt cháy calories dư thừa, từ đó khiến bạn tăng cân mất kiểm soát.
Còn với người mắc bệnh cường giáp thì hệ trao đổi chất sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, dù cho bạn có ăn nhiều đến mấy thì cân nặng vẫn không tăng lên, thậm chí còn giảm xuống nhiều hơn.
Nếu tuyến giáp hoạt động không hiệu quả thì não của bạn sẽ thiếu tỉnh táo và kém minh mẫn. Đặc biệt, bệnh suy giáp có thể gây ra tình trạng sương mù não, đãng trí, hay quên... Còn bệnh cường giáp sẽ khiến bạn nhanh mất tập trung, không tỉnh táo...
Nguồn: Reader's Digest