Chân phù nề là hiện tượng chân bị sưng phồng, thường xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý nghiêm trọng sau.
Nếu gặp chấn thương ở bàn chân thì nó có thể gây bong gân do các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Tuy nhiên, bong gân rất dễ chữa trị và nó phụ thuộc vào mức độ nặng hoặc nhẹ của vết thương. Lúc này, bạn chỉ cần chườm đá lạnh, hạn chế đi lại và băng vết thương sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Dù vậy, nếu tình trạng sưng kéo dài quá 2 - 3 ngày thì bạn nên chủ động tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, mắt cá chân sưng phù vào lúc chiều tối có thể là triệu chứng tích muối và nước do cơ thể gặp vấn đề ở ngăn tim. Tương tự, nếu thận hoạt động không hợp lý thì chất lỏng lưu lại trong cơ thể sẽ dẫn tới hiện tượng phù chân.
Nguyên nhân chính gây ứ đọng ở 2 cơ quan này là do trọng lực. Ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tập trung ở vùng cổ và bụng.
Máu tụ thường hình thành ở van tim, có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu tới những cơ quan khác như chân, tim, từ đó dẫn đến tình trạng sưng phù chân. Bạn có thể nhìn thấy máu tụ dễ dàng trên bề mặt da hoặc nó cũng thường ẩn sâu trong những huyết khối tĩnh mạch.
Những cục máu đông này có thể đe dọa tới tính mạng nếu chúng di chuyển đến tim và phổi. Do đó, nếu bị tụ máu cộng với chứng đau nhức, sốt nhẹ thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Mặc dù trong thời kỳ mang thai, tình trạng phù chân rất dễ xảy ra nhưng nếu sưng phù quá mức thì bạn nên cảnh giác. Bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh tiền sản giật, dẫn tới cao huyết áp, gây tổn hại cho sức khỏe của bà bầu. Do vậy, nếu đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn... thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay.
Bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù có thể triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, nhất là với người bị tiểu đường hoặc gặp vấn đề về thần kinh. Nếu bạn đi giày chật chội thì nó sẽ tạo áp lực lên một điểm, gây mụn nhọt, lở loét khó lành ở bàn chân. Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người mắc bệnh tiểu đường giảm đi. Vì vậy, bạn nên chú ý chọn mua những đôi giày đúng kích cỡ để không làm nhiễm trùng bàn chân của mình.