Hai nhà tâm lý đồng thời là nhà nghiên cứu hàng đầu về trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence hay EQ) Peter Salovey và John D. Mayer định nghĩa trí thông minh về cảm xúc là khả năng nhận diện và thấu hiểu cảm xúc của cá nhân và những người xung quanh.
Khả năng này đóng vai trò giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của mình khi đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và giao thiệp với người khác. Theo hai chuyên gia, trí thông minh cảm xúc có 4 cấp độ khác nhau là: nhận thức cảm xúc; suy luận bằng cảm xúc; thấu hiểu cảm xúc và quản lý cảm xúc.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng trí thông minh cảm xúc ảnh hưởng đến mức độ tương tác của nhân viên với đồng nghiệp của họ. Đồng thời, nó còn đóng vai trò như một thước đo khả năng điều tiết căng thẳng và áp lực cũng như hiệu quả làm việc của người lao động.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân viên có chỉ số EQ (chỉ số đo lường trí tuệ cảm xúc) cao thường có kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo và quản lý căng thẳng tốt hơn. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy có mối liên hệ giữa chỉ số EQ cao với sự hài lòng trong công việc và hiệu suất làm việc.
Năng lực lãnh đạo xuất sắc không chỉ xuất phát từ trí thông minh thông thường mà phụ thuộc nhiều ở trí tuệ cảm xúc của một người.
Vậy chúng ta có thể rèn luyện để tăng chỉ số EQ không? Câu trả lời là có đấy! Sau đây là 5 bước với các phương pháp cụ thể giúp bạn tăng cường trí tuệ cảm xúc của mình. Cùng tham khảo nhé!
- Chú ý cảm giác của bản thân:
Hãy tự hỏi bản thân rằng: những cảm xúc sẽ tác động như thế nào đến cách bạn phản ứng? Cảm xúc ấy có ảnh hưởng đến quyết định và tương tác của bạn với mọi người không?
- Nắm được điểm mạnh và điểm yếu trong cảm xúc:
Hãy tự hỏi mình rằng: Bản thân giỏi giao tiếp với người khác đến mức nào? Có hay mất kiên nhẫn, tức giận hay nổi nóng khi giao tiếp không? Tự mình có biết những cách để ứng xử một cách hiệu quả với những cảm xúc tiêu cực trên chưa?
- Nhớ rằng cảm xúc chỉ tồn tại trong chốc lát:
Đồng nghiệp hay sếp có thể gây khó khăn với bạn, nhưng đó là điều không tránh khỏi trong công việc và bạn hãy nhớ rằng cảm xúc của mình khi ấy sẽ sớm biến mất. Hành động bộc phát từ những cảm xúc không tốt ấy sẽ gây ảnh hưởng xấy đến mục tiêu dài hạn và thành công của bạn đấy!
- Tìm cách giải tỏa căng thẳng ở chỗ làm
Những thói quen yêu thích hay thể dục, thể thao là cách giải toả căng thẳng hiệu quả đấy!
- Giữ bình tĩnh:
Chấp nhận sự thật rằng bạn không thể kiểm soát mọi thứ nhưng có thể tìm kiếm những biện pháp tối ưu để tránh làm trầm trọng thêm vấn đề.
- Nghĩ kỹ trước khi quyết định:
Đôi lúc bạn sẽ bị cảm xúc chi phối hành động và quyết định của mình nhưng hãy cố kiềm chế, tỉnh táo hơn để cân nhắc những nguy cơ có thể xảy ra nhé!
- Lắng nghe người khác nói:
Hãy lắng nghe một cách chủ động hơn bằng cách quan tâm, hỏi han và chia sẻ lời khuyên của bạn dành cho họ.
- Chú ý giao tiếp phi ngôn ngữ:
Bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể để thấu hiểu thực sự đối phương đang nghĩ gì.
- Trau dồi kỹ năng thuyết phục:
Hãy cố gắng nâng cao vị thế, uy tín của mình và thuyết phục mọi người lắng nghe ý kiến của bạn.
- Tránh xa các drama chốn công sở:
Dù không muốn nhưng đôi khi chúng ta sẽ phải chứng kiến những xung đột ở chỗ làm. Lời khuyên cho bạn là hãy tập trung vào vấn đề thực sự cần giải quyết là gì và tìm giải pháp, tránh căng thẳng leo thang.
- Nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác:
Trong trường hợp có sự bất đồng về ý kiến giữa các bên, hãy thử nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của những người khác. Điều này không những tránh dẫn đến xung đột mà còn có thể giúp bạn tìm thấy điểm chung với đối phương.
- Chú ý cách bạn ứng xử với mọi người:
Hãy tự hỏi mình rằng: Bạn có thể để đổi phương chia sẻ ý tưởng của họ không? Bạn có thể đồng ý với ý kiến của đối phương dù cho bạn có phần không đồng ý?
Hãy để đối phương hiểu rằng công sức họ bỏ ra là có ích giúp họ cảm thấy sẵn lòng thoả hiệp hơn.
- Tập trung cho điều bạn thích:
Dù trong công việc có điều bạn thích và không thì hãy tập trung vào những khía cạnh mà bạn thật sự yêu nhất. Hãy tìm cảm hứng từ đó!
- Cố gắng giữ thái độ tích cực:
Người lạc quan ở chỗ làm thường truyền cảm hứng và động lực cho mọi người. Bạn cũng vậy, hãy giữ thái đô này để giúp bạn cảm thấy tích cực hơn trong công việc nhé!