4 mẹo để kiểm tra đồ ăn bạn định mua có thực sự tốt hay không? Dấu hiệu rất nhỏ nhưng khối người “dính bẫy”

Gia Hiển, Theo Trí Thức Trẻ 12:44 09/07/2020

Cuộc sống quá nhiều cú lừa, để chuyện ăn uống của bạn được yên ổn thì phải biết những mẹo phân biệt hàng tốt - xấu khi mua.

Chúng ta mua thịt, bánh mì, hoa quả… mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết cách lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giữa hàng vạn món được bày trên kệ, cùng những bao bì quảng cáo nghe rất kêu tai nhưng… chẳng biết đâu mà lần.

Cuộc sống quá nhiều cú lừa, để chuyện ăn uống của bạn được yên ổn thì phải biết những mẹo phân biệt hàng tốt - xấu cơ bản sau đây:

1. Đừng để bị dụ bởi dòng chữ “không chứa chất béo” (fat-free) hay “hoàn toàn tự nhiên” (all-natural)

4 mẹo để kiểm tra đồ ăn bạn định mua có thực sự tốt hay không? Dấu hiệu rất nhỏ nhưng khối người “dính bẫy” - Ảnh 1.

Nghe có vẻ rất hấp dẫn. Nhưng thực chất đây chỉ là mẹo các nhà sản xuất thu hút bạn mua sản phẩm của họ. Cho dù là chúng “không chứa chất béo” hay “hoàn toàn tự nhiên” thật đi chăng nữa thì trên thực tế sản phẩm vẫn có thể chứa chất bảo quản, fructose và natri… - những chất còn hại hơn cả đường hoá học hay chất béo. Đọc kỹ bảng thành phần và có những lựa chọn khác nếu thấy quá nhiều các chất trên.

2. Cân nhắc khi mua bánh mì đa chủng

4 mẹo để kiểm tra đồ ăn bạn định mua có thực sự tốt hay không? Dấu hiệu rất nhỏ nhưng khối người “dính bẫy” - Ảnh 2.

Theo chuyên gia, dù đang trong chế độ ăn uống hay không thì thực khách cũng nên chỉ sử dụng bánh mì 100% lúa mì nguyên chất (whole wheat) hoặc 100% ngũ cốc (whole grain). Nếu thấy dòng chữ “bánh mì đa chủng” (multigrain/ wheat bread) trên bao bì thì bạn nên cân nhắc các lựa chọn khác. Vì thành phần ngũ cốc (grain) trong bánh mì đa chủng sẽ bị tinh chế tối giản, khiến chúng bị mất tới 78% chất xơ, vitamin và khoáng chất lành mạnh.

3. Bao bì ghi dòng chữ “không có đường” thì sản phẩm… vẫn có thể có đường

4 mẹo để kiểm tra đồ ăn bạn định mua có thực sự tốt hay không? Dấu hiệu rất nhỏ nhưng khối người “dính bẫy” - Ảnh 3.

Ghi mua nước hoa quả hay bánh kẹo, nhiều người sẽ bị thu hút bởi dòng chữ “không có đường” (no sugar added/ sugar-free) trên bao bì. Nhưng sự thật sẽ khiến bạn bị sốc: chúng vẫn có thể có một lượng nhỏ đường tự nhiên (natural sugar). Vậy nên nếu đang trong chế độ ăn phải kiêng đường, hãy chủ động đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng để chắc chắn không dính “cú lừa”.

4. Kiểm tra nguồn gốc trên mã QR trước khi mua

4 mẹo để kiểm tra đồ ăn bạn định mua có thực sự tốt hay không? Dấu hiệu rất nhỏ nhưng khối người “dính bẫy” - Ảnh 4.

Gần như 100% hoa quả, thịt, trứng…, nói chung là các món trong siêu thị đều gắn mã là số hoặc QR code để khách hàng kiểm tra bằng app trên điện thoại. Tuy nhiên thao tác này vẫn chưa được thực sự chú trọng, thêm khoảng 10s check là bạn có thể nắm được kha khá thông tin quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ ăn của bạn đó.

Nguồn: Brightside.