Nước là nguồn của mọi sự sống trên hành tinh này. Đặc biệt với con người, nếu lượng trong cơ thể thiếu hụt vượt quá 20% thì sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Việc bổ sung nước đúng cách không chỉ giúp giảm lượng lipid trong máu và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu mà còn tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.
Ngoài ra, bằng cách quan sát những biểu hiện khác thường sau khi uống nước cũng có thể phát hiện những vấn đề về sức khỏe. Nếu có 3 điểm bất thường sau xuất hiện, chắc chắn chúng ta cần cảnh giác và khám càng sớm càng tốt.
1. Xuất hiện tiểu máu
Nếu thấy nước tiểu có màu đỏ như máu sau khi uống nước, trước tiên bạn nên nghĩ xem liệu nó có liên quan đến thực phẩm hoặc thuốc đã dùng trước đó như ăn thanh long đỏ, củ cải đường hay thuốc bổ sung sắt hay không. Những yếu tố này có thể khiến nước tiểu có màu đỏ như máu.
Tuy nhiên, nếu sau khi ngừng sử dụng những loại thuốc hay thực phẩm trên vẫn xuất hiện màu đỏ trong nước tiểu thì tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt bởi nó có khả năng liên quan đến khối u hệ tiết niệu hay thậm chí là ung thư bàng quang.
2. Tần suất đi tiểu bất thường
Đối với người lớn khỏe mạnh, tần suất đi tiểu là khoảng 8 lần một ngày và lượng nước tiểu mỗi lần khoảng 1500ml. Nếu không uống quá nhiều nước nhưng tần suất đi tiểu sẽ tăng lên hoặc lượng nước tiểu tăng bất thường thì điều này có thể liên quan đến hàng loạt bệnh lý như viêm thận mãn tính hay tiểu đường.
Nếu sau khi bổ sung một lượng lớn nước mà lượng nước tiểu thải ra ít hơn 400ml, thậm chí không bài tiết ra nước tiểu thì có thể liên quan đến suy tim hoặc hoại tử ống thận.. Mọi người cần chú ý đến điều này.
Cùng với đó, sau khi đi tiểu, nếu bọt nước tiểu không tan ngay và có màu đục thì có thể sẽ liên quan đến protein niệu bệnh lý và hàng loạt bệnh về thận khác.
3. Phù nề cơ thể
Trong trường hợp bình thường, lượng nước mà con người tiêu thụ sẽ được đào thải khỏi cơ thể thông qua quá trình chuyển hóa của thận. Tuy nhiên, nếu có sự bất thường về chức năng của hệ thống tuần hoàn máu, chẳng hạn như suy thận, suy tim... sẽ khiến lượng nước dư thừa trong cơ thể không thể thải ra ngoài một cách trơn tru từ đó dẫn đến tình trạng phù nề trong cơ thể.
Tất nhiên, trong cuộc sống hàng ngày nếu đứng lâu hoặc đang mang thai cũng rất dễ xuất hiện tình trạng phù nề.
1. Ngăn ngừa bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm tái phát do tăng sinh tổng hợp và chuyển hóa purine trong cơ thể, sản xuất quá nhiều axit uric hoặc bài tiết axit uric kém dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể axit uric ở các mô khác nhau.
Vì vậy, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn sẽ giúp giảm sự lắng đọng axit uric trong cơ thể bệnh nhân. Ngay cả đối với những người khỏe mạnh, uống nhiều nước cũng có thể làm loãng nước tiểu và giảm cặn trong nước tiểu và giảm nguy cơ mắc gút.
Ngoài ra, uống nhiều nước còn có thể làm giảm số cơn gút cấp tính và mức độ đau đớn do chúng gây ra.
2. Bảo vệ đường ruột, tăng cường trao đổi chất
Đối với người cao tuổi, nếu muốn sống thọ và khỏe mạnh phải uống nhiều nước hơn. Không chỉ phải đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày mà còn phải duy trì thói quen tốt khi uống nước. Chẳng hạn như uống vào buổi sáng sau khi thức dậy có thể làm sạch ruột và dạ dày, giúp gan thực hiện công việc của mình.
Trước bữa trưa uống nước ít nhất một lần, sau bữa trưa trong vòng một giờ uống thêm nước để tăng cường khả năng tiêu hóa.
Vào lúc ba hoặc bốn giờ chiều, việc bổ sung nước đúng cách cũng giúp cơ thể sảng khoái. Uống trong vòng nửa giờ trước khi đi ngủ cũng có thể có lợi cho giấc ngủ, bảo vệ mạch máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
3. Ngăn ngừa sỏi thận
Việc bổ sung nước giúp giảm hàm lượng natri trong máu. Nếu lượng nước nạp vào không đủ, canxi, axit oxalic... sẽ tích tụ. Độ hòa tan của các chất như phốt phát giảm và khả năng hình thành sỏi thận tăng.
Vì vậy, nếu muốn giảm nguy cơ sỏi thận, nên đảm bảo uống đủ nước và duy trì lượng nước tiểu hàng ngày ở mức 1000 ~ 2000 ml. Điều này sẽ giúp làm loãng nước tiểu và ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận.
Nguồn: Sohu