Ung thư là một trong những “nỗi khiếp sợ” hàng đầu về sức khỏe với tất cả mọi người. Nhưng nếu cho rằng đây là bệnh lý cướp đi nhiều sinh mạng nhất trên thế giới thì bạn đã lầm! Trong khi có 2 bệnh lý thường gặp và là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong hơn cả ung thư là: bệnh lý tim mạch và bệnh lý phổi thì không phải ai cũng biết.
Bệnh lý tim mạch gồm: bệnh động mạch vành, suy tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, bệnh van tim, viêm tim… Nguy hiểm nhất là bệnh động mạch vành, thường gây nhồi máu cơ tim và tử vong cao. Còn các bệnh lý về phổi phổ biến có thể kể đến như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, bệnh phổi kẽ, lao phổi… Nguy hiểm nhất là COPD và ung thư phổi với tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh lý tim mạch là bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới (Ảnh: TTXVN)
Có nhiều lý do khiến hai bệnh lý này được xếp vào nhóm nguy hiểm hơn cả ung thư. Trong đó, quan trọng nhất là chúng rất phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là với bệnh lý tim mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Ước tính nó cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm. Với ung thư con số này là 9,7 triệu ca tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Còn bệnh lý về phổi cũng luôn nằm trong top đầu nguyên nhân tử vong hàng đầu toàn cầu với hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm. Theo Bộ Y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân khiến hơn 25.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam.
Chúng có tỷ lệ tử vong cao do thường bị phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm và có hiệu quả. Do có thể không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh vặt hoặc bị bản thân người bệnh xem nhẹ khi có triệu chứng.
Bệnh lý về phổi, nhất là ung thư và tắc nghẽn phổi mãn tính thường phát hiện ở giai đoạn muộn (Ảnh: Shutterstock)
Thậm chí, chúng cũng có thể bị bỏ sót khi chỉ khám sức khỏe tổng quát định kỳ mà không tầm soát toàn diện hoặc khám chuyên khoa phổi, tim mạch chuyên sâu. Trong khi lại rất dễ hình thành một cách âm thầm, bị thúc đẩy tiến triển nhanh bởi lối sống hàng ngày, môi trường xung quanh. Nhất là với các yếu tố của nhịp sống hiện đại như ô nhiễm môi trường, thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh, áp lực và căng thẳng kéo dài…
Theo TS.BS. Matsuoka Yoshinori - người được mệnh danh là “siêu bác sĩ” tại Nhật Bản, bệnh lý tim mạch và bệnh lý về phổi rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng lại tiến triển âm thầm. Việc phòng và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt đóng vai trò then chốt giúp chúng ta chiến thắng trong cuộc chiến chống lại chúng. Tuy nhiên, một lần nữa ông nhấn mạnh đây cũng là những nhóm bệnh lý thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, dễ bị bỏ qua khi chỉ khám sức khỏe cơ bản.
TS.BS. Matsuoka Yoshinori cho biết, khám sức khỏe tổng quát có thể bỏ sót nhiều bệnh về lối sống và ung thư
Kiểm tra sức khỏe thông thường chỉ bao gồm các hạng mục kiểm tra cơ bản. Mục đích chính là để nắm bắt tình trạng sức khỏe tổng quát và khả năng làm việc. TS.BS. Matsuoka Yoshinori cho biết, mỗi nhóm bệnh lý cần có những kiểm tra, xét nghiệm, công nghệ hoặc thiết bị với chuyên gia có chuyên môn chuyên biệt. Tương tự với bệnh lý tim mạch và bệnh lý về phổi, nếu không có một hệ thống khám sức khỏe toàn diện, nhắm tới một cách cụ thể thì rất dễ bỏ sót hoặc chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng. Chưa kể, các yếu tố nguy cơ như di truyền và thói quen sống rất dễ không được đánh giá kỹ lưỡng.
Ví dụ như bệnh lý phổi khó phát hiện sớm vì triệu chứng ban đầu như ho hoặc khó thở thường dễ bị nhầm lẫn với các “bệnh vặt”. Khám sức khỏe tổng quát thường không bao gồm xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm chức năng phổi. Trong đó, chụp cắt lớp vi tính (CT) được đánh giá là đặc hiệu cho tầm soát ung thư - nhất là với ung thư phổi gấp nhiều lần các phương pháp khác thì lại chưa phổ biến, không có trong gói khám tổng quát hay khám sức khỏe định kỳ. Lý do là vì lo ngại ảnh hưởng từ tia bức xạ và chi phí cao, thiết bị tại các cơ sở y tế còn hạn chế.
Ths.BSNT Nguyễn Tất Đạt - Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tạ Nura chia sẻ về một trường hợp ung thư phổi bị chuẩn đoán thành viêm phổi
Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng khi vẫn có thể phát hiện sớm “mầm mống” bệnh lý phổi hay bệnh lý tim mạch thông qua tầm soát toàn diện. Tại các trung tâm tầm soát công nghệ cao như Nura, chỉ với 120 phút tầm soát và tư vấn bởi bác sĩ, có thể phát hiện 22 bệnh lối sống và 14 loại ung thư mà rất có thể bị bỏ sót nếu chỉ thăm khám sức khỏe định kỳ. Trong đó gồm nhiều bệnh về tim mạch và phổi nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi…
Tầm quan trọng của việc ứng dụng AI vào chụp CT, giúp phát hiện tổn thương hay ung thư ở phổi
Là cơ sở duy nhất tại Đông Nam Á có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) độc quyền của Fujifilm, máy chụp CT của Nura có thể phát hiện những tổn thương siêu sớm từ 1mm ở phổi, 2 - 3mm ở các tạng ổ bụng. Trong khi liều tia bức xạ được giảm tới 97% so với thông thường. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên có chuyên môn cao, tận tình sẽ giúp quá trình tầm soát trở nên thoải mái nhưng hiệu quả cực cao.
Ngoài ra, TS.BS. Matsuoka Yoshinori nhắc nhở, phòng bệnh sớm bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tránh xa thuốc lá và những thói quen xấu, tăng cường vận động, giữ tinh thần ổn định… bên cạnh việc thăm khám sức khỏe đúng cách để phòng bệnh lý tim mạch, bệnh lý về phổi cũng như các bệnh tật khác.