Thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm dịu cơn đau nhức nhưng cũng có thể gây hại cho thận nếu sử dụng không đúng chỉ định. Lạm dụng thuốc giảm đau còn vô cùng nguy hiểm đối với thận ở những trường hợp đang mắc bệnh thận. Do đó, khi sử dụng thuốc giảm đau, điều quan trọng là cần sử dụng đúng chỉ định, tránh dùng quá liều lượng được khuyến cáo.
Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, từ đó gây hại cho thận. Chính vì thế, khi nấu ăn, hãy sử dụng muối ở lượng vừa phải. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000mg natri, tương đương 5g muối mỗi ngày.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho thận (Ảnh minh họa)
Thực phẩm chế biến sẵn có chứa rất nhiều natri và phốt pho. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về thận và xương ở những người không mắc bệnh thận. Đối với những người đang mắc bệnh thận, việc hạn chế thực phẩm nhiều natri và phốt pho như thực phẩm chế biến sẵn là điều cần thiết.
Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ gợi ý, mọi người có thể áp dụng chế độ ăn DASH để bảo vệ sức khỏe cơ thể nói chung và sức khỏe thận nói riêng. DASH là chế độ ăn nhằm ngăn ngừa tăng huyết áp. Chế độ ăn này tập trung vào rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa không béo hoặc ít béo, cá, thịt gia cầm, các loại đậu và hạt. Chế độ ăn DASH hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường, chất béo bão hòa.
Uống đủ nước giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể. Đây cũng là cách đơn giản nhất để phòng ngừa sỏi thận. Theo chuyên trang sức khỏe của Đại học Harvard (Mỹ), tùy theo thể trạng của từng người, mức độ hoạt động, nhiệt độ ngoài trời, lượng nước được khuyến nghị tiêu thụ là khác nhau ở mỗi người. Nhìn chung, mỗi ngày người trưởng thành nên bổ sung trung bình từ 35-40ml nước/kg cân nặng. Lượng nước này bao gồm cả nước canh, nước ép trái cây,...
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe thận. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ - thức. Chính vì thế, ngủ đủ giấc sẽ giúp thận hoạt động tốt hơn.
Các loại thịt (Ảnh minh họa)
Protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể gây hại cho thận và dẫn tới tình trạng nhiễm toan. Mặc dù protein cần thiết cho sự hoạt động của tất cả các bộ phận trong cơ thể nhưng tốt hơn hết bạn nên cân bằng chế độ ăn uống với trái cây, rau củ.
Đường góp phần gây ra béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Hai tình trạng này là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh về thận.
8. Hút thuốc
Những hóa chất độc hại có trong thuốc lá có thể làm tổn thương các mô thận và gây suy giảm chức năng thận.
Theo Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ, thường xuyên uống nhiều rượu - hơn 4 ly mỗi ngày - có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Những người nghiện rượu và hút thuốc thậm chí còn có nguy cơ mắc các vấn đề về thận cao hơn gấp 5 lần so với những người không hút thuốc hoặc người chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải.
Ngồi im một chỗ trong thời gian dài, ít hoạt động thể chất có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Trong khi đó, hoạt động thể chất nhiều hơn có thể giúp cải thiện huyết áp, quá trình chuyển hóa glucose, từ đó giúp tăng cường chức năng thận.
Nguồn: Harvard Health, National Kidney Foundation
Lam Chi