Người xưa thường ví toàn thân của con lợn đều quý như kho báu. Không chỉ phần thịt nạc, còn có rất nhiều bộ phận khác của lợn cũng rất bổ dưỡng như huyết lợn, tai lợn, cật lợn...
Trong đó, cật lợn (thận, bồ dục) được rất nhiều người Việt yêu thích, bởi phần này không chỉ là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon, mà còn là bài thuốc hữu ích cho nam giới nhờ công dụng bổ thận tráng dương.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cật lợn là nguồn cung cấp protein dồi dào và nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng, bao gồm sắt, vitamin C, kẽm, thiamin, niacin.
Đông y cho rằng, cật lợn vị mặn, tính lạnh không độc. Công dụng bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu, di mộng tinh và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai...
1. Cật lợn hầm thuốc bắc, ngải cứu
Cách làm: Cật lợn 1 cái; lá ngải, ba kích, hoài sơn, nhân sâm, bạch truật mỗi vị 10g; gừng, hành, mùi, gia vị. Hầm vừa đủ ăn tuần vài lần.
Công dụng: Ôn bổ tỳ thận khí... Hỗ trợ điều trị thận yếu, sinh lý yếu, hiếm muộn, đau lưng gối mỏi, nhiều mồ hôi..
2. Cật lợn xào cải cúc
Cách làm: Cật lợn, rau cải cúc, hành mùi, tiêu, gừng, gia vị.
Công dụng: Bổ hư, bổ thận, kiện tỳ hóa thấp... Trị thận yếu, cảm ho đàm nhiều, đau đầu chóng mặt huyết áp thấp.
3. Cật lợn xào giá đỗ
Cách làm: Cật lợn, giá đỗ, hành mùi gia vị vừa đủ xào ăn.
Công dụng: Bổ thận, kiện tỳ hóa thấp, lợi bàng quang... Chữa đau lưng đau gối, ù tai, băng lậu, tăng cường sinh lực cho nam nữ.
Cật lợn không chỉ tốt cho nam giới mà còn đặc biệt tốt cho phụ nữ, nhất là công dụng dưỡng ẩm cho da, bổ khí, bổ huyết. Cụ thể là:
- Cật lợn chứa vitamin A, C và E, không chỉ có thể bổ sung năng lượng cho phụ nữ mà còn có thể làm trắng, dưỡng ẩm cho da. Đồng thời cải thiện thị lực, giảm các vấn đề về mắt, nhức đầu.
- Cật lợn giúp nuôi dưỡng máu và bổ sung khí: Phụ nữ làm việc văn phòng, ít vận động, không thể tránh khỏi tình trạng thiếu khí, thiếu máu nên bổ sung thêm cật lợn vào chế độ ăn. 100g cật lợn cung cấp 0,9mg sắt, có thể hỗ trợ tình trạng thiếu máu rất tốt.
- Cật lợn còn chứa vitamin C và nguyên tố vi lượng selen mà các sản phẩm thịt thông thường không tìm thấy, có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, ức chế sản xuất tế bào khối u...
- Cật lợn là nội tạng, có hàm lượng cholesterol cao do đó không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến bệnh gút.
- Người cao tuổi, thừa cân - béo phì nên ăn hạn chế ăn cật lợn.
- Người mắc các bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim tuyệt đối tránh ăn các loại phủ tạng động vật, trong đó có cật lợn.
- Cật lợn nếu làm không khéo rất dễ để lại mùi tanh và độc tố. Do đó khi mua về, cật lợn nên lột bỏ lớp màng bên ngoài cùng tuyến hôi màu trắng bên trong. Tiếp đến, hãy dùng giấm ăn để bóp cật thật sạch và rửa cật với nước. Đem cật lợn rửa cùng với rượu trắng sau đó cho vào nồi nước, nêm thêm vài hạt muối rồi chần sơ. Sau đó mới bắt đầu chế biến cật theo ý thích.