Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi?

Paul, Theo Helino 06:32 22/10/2019

Giữa bối cảnh phim truyền hình Việt đang ngày càng lạm dụng mạnh mẽ những tình tiết nhạy cảm, dễ gây ảnh hưởng đến các tư duy non nớt thì đâu là phương pháp để bảo vệ cho những khán giả nhỏ?

Không chỉ riêng Tiếng Sét Trong Mưa, Hoa Hồng Trên Ngực Trái mà những phim truyền hình Việt gần đây như: Những Cô Gái Trong Thành Phố, Quỳnh Búp Bê v.v... đã bắt đầu khai thác mạnh mẽ những yếu tố nhạy cảm như cưỡng bức, ngoại tình, bạo lực v.v... trong kịch bản. Các cảnh phim này chủ yếu đều được miêu tả khá tàn bạo, cụ thể chứ không hề qua loa hay dùng các thủ pháp phim ảnh để ẩn dụ. Vậy sẽ ra sao nếu khán giả là những cô cậu bé 10-13 tuổi với thế giới quan non trẻ, chưa phân biệt đúng sai xem những phim truyền hình như Tiếng Sét Trong Mưa, Quỳnh Búp Bê và vô tình thấm vào đầu những thước phim tàn nhẫn?

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 1.

Một cảnh ám chỉ (khá hiển nhiên) chuyện "mây mưa" của Trà tiểu tam trong "Hoa Hồng Trên Ngực Trái". Xem xong ai cũng rút ra được bài học: Vào khách sạn để làm gì?

Áp dụng triệt để các yếu tố "người lớn" vào kịch bản

Trong những năm gần đây, từ 2017 với Người Phán Xử, Quỳnh Búp Bê (2018) v.v... các nhà sản xuất phim, các công ty phát hành phim thường xuyên dùng những tình tiết gây sốc để câu kéo sự chú ý của khán giả. Những chi tiết càng dã man, gây sốc thì càng được người xem thích thú mổ xẻ, thảo luận trên các diễn đàn lớn nhỏ từ đó dẫn đến sự thu hút của phim. Oái oăm thay, những công thức giật gân này vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, thay vào đó chúng lại ngày càng phát huy hiệu quả trong các dự án phim về sau.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 2.

"Quỳnh Búp Bê" có khá nhiều cảnh cưỡng bức.

Ví dụ gần đây, Hoa Hồng Trên Ngực Trái cho nhân vật Thái (Ngọc Quỳnh) ngoại tình, có con ngoài giá thú dễ dàng như mua rau ngoài chợ. Cô Trà tiểu tam (Lương Thanh) quan hệ người lớn bừa bãi tới mức mang bầu đứa con mà không chắc chắn nổi cha đứa bé là ai. Tiếng Sét Trong Mưa (THVL1) thì cho mẹ ghẻ - con riêng của chồng lên cả giường "vật" nhau. Lại còn cho nhân vật giải thích rằng "tôi không phải mẹ đẻ của anh. Nên tính ra là không có gì ngang trái cả"?

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 3.

Hai anh em ruột cùng mẹ khác cha.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 4.

Hạnh Nhi dùng lý thuyết "không cận huyết" để bào chữa cho chuyện ngoại tình với con trai riêng của chồng.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 5.

Trà lên giường với hai người đàn ông cùng lúc, nên giờ vu cho ai là cha của đứa con trong bụng cô cũng... như nhau?

Về Nhà Đi Con xây dựng hình ảnh Vũ soái ca (Quốc Trường) ngoại tình tưng bừng, sẵn sàng đưa chi tiết cụ thể "một đêm hai nháy" vào lời thoại. Chuyện chàng "playboy" này đưa phụ nữ vào khách sạn diễn ra như cơm bữa. Tiến xa hơn về phía đầu năm, Những Cô Gái Trong Thành Phố gây sốc với cảnh Trúc đi làm thêm mặc quần lòi mông và bị khách thẳng thừng "bốc hốt" vòng ba. Có bốn nữ chính thì hết... ba cô đã hoặc bị cưỡng bức bất thành. Không hiểu các nhà làm phim đang cố khắc họa xã hội kiểu gì mà phần lớn các gia đình, nhân vật tiêu biểu trên màn ảnh nhỏ nếu không ăn nằm bừa bãi thì cứ bước chân ra đường là bị cưỡng bức. Quỳnh Búp Bê, Lan Cave bị cưỡng bức tơi bời hoa lá gần như mỗi tập phim. Gạo Nếp Gạo Tẻ thì ngoại tình lia chia, gần như không một gia đình nào không có một thành viên đi ngủ lang.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 6.

Chuyện "cơm bữa" đối với Vũ.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 7.
Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 8.
Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 9.

Ba sao nữ Quỳnh Kool, Thanh Hương và Phương Oanh có cảnh nóng trong "Quỳnh Búp Bê".

Đặc biệt, giờ chiếu của những phim truyền hình kể trên vẫn là những khung giờ vàng. Tức là khung giờ có nhiều người xem nhất, trong đó có đủ mọi độ tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Thế thì làm sao chắc chắn được rằng sẽ không có những khán giả nhỏ tuổi ngồi trước màn hình, xem cảnh mẹ ghẻ con chồng leo lên giường "tập thể dục", hay cảnh Trà tiểu tam vào khách sạn tơi bời với hai gã đàn ông liên tục: Giang và Thái?

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 10.

Lương Thanh liên tục có cảnh nóng trong những phim lên sóng gần đây từ "Những Cô Gái Trong Thành Phố" cho đến "Hoa Hồng Trên Ngực Trái".

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 11.

Lại là Lương Thanh đây.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 12.

Lương Thanh "lại" bị cưỡng bức.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 13.

Cảnh quay nhân vật Trúc bị xàm xỡ khá thô thiển trong "Những Cô Gái Trong Thành Phố".

Các khuyến cáo từng được áp dụng là gì?

Đối với các nền truyền hình lân cận, chúng ta thấy mỗi quốc gia như Hàn Quốc - Hoa Ngữ có những cách thức kiểm duyệt, bảo vệ khán giả khác nhau. Ở Hàn Quốc, trước mỗi tập phim truyền hình luôn luôn có một màn hình đưa ra lứa tuổi khán giả khuyến khích. Ví dụ, Six Flying Dragons (Lục Long Tranh Bá, 2015) khuyến cáo khán giả 15 tuổi trở lên. Y như rằng, trong phim có một cảnh cưỡng bức cô bé Yeon Hee (Park Shi Eun) khá tàn bạo. Dường như mọi dự án truyền hình Hàn Quốc đều có bước cảnh báo này trước mỗi tập phim nhằm yêu cầu khán giả phải chú ý trước khi xem phim.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 14.

"Lục Long Tranh Bá" của đài SBS cảnh báo phim không dành cho khán giả dưới 15 tuổi.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 15.

Phim "Cửa Hàng Bí Mật" mới lên sóng gần đây cũng cảnh báo khán giả dưới 15 tuổi nên lưu ý khi xem.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 16.

Cảnh cưỡng bức cực kỳ tàn bạo trong "Lục Long Tranh Bá" đã được khuyến cáo trước với khán giả.

Tương tự ở xứ Hoa ngữ, cục Quản Điện (Cục Quản Lý Nhà Nước Về Phát Thanh Và Truyền Hình Trung Quốc) kiểm soát nội dung các ấn phẩm phim ảnh cực kỳ nghiêm ngặt. Trấn Hồn (2018) của Chu Nhất Long - Bạch Vũ từ phim đam mỹ phải chỉnh sửa nát bét. Những yếu tố như tình yêu đồng tính của hai nam chính, luân hồi, tôn giáo huyễn hoặc v.v... bị lược bỏ gần hết chính vì ảnh hưởng của cục Quản Điện đến các nhà sản xuất. Trấn Hồn chỉ là web drama thôi mà đã chịu sự kiểm soát chặt chẽ tới vậy huống hồ là các tác phẩm truyền hình. Những dự án phim truyền hình có nhiều cảnh nóng thì các đài truyền hình phải cho chiếu suất tối, hoặc giấu khỏi trang chủ nếu là web drama.

Một số tác phẩm truyền hình, web drama chỉ cần "léng phéng" mang sắc màu độc hại thôi cũng sẽ chịu số phận đắp chiếu, nằm dài chờ lịch chiếu không biết bao giờ xuất hiện hoặc phải chỉnh sửa tới bến. Danh sách tên phim từng chịu phận "đắp chiếu" trong kho của các nhà đài lúc nào cũng dài hàng dặm, như: Người Tình Phỉ Thúy, Trường An 12 Canh Giờ, Đông Cung v.v... Những dự án vẫn đang ngồi chờ đến lượt mình lên sóng gồm có: Thắng Thiên Hạ (đắp chiếu do quay lại phần lớn cảnh quay có nam chính bị dính scandal tình dục), Đặc Chiến Vinh Diệu v.v...

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 17.

Dương Dương vẫn bắn súng giết thời gian, chờ ngày "Đặc Chiến Vinh Diệu" có lịch phát sóng.

Ở Việt Nam, cho tới nay mới chỉ thấy một phim truyền hình áp dụng phương pháp cảnh báo khán giả. Đó là Quỳnh Búp Bê. Sau thời gian bị "lọt khỏi sóng" do các tình tiết quá tàn bạo, Quỳnh Búp Bê trở lại với lời cảnh báo khán giả cân nhắc trước khi xem được chiếu ở đầu mỗi tập phim.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 18.

Khuyến cáo khán giả rất rõ ràng của "Quỳnh Búp Bê".

Thế nhưng, cho dù có khuyến cáo tới cỡ nào thì việc sàng lọc thông tin cho khán giả nhí khi xem phim vẫn phụ thuộc vào suy nghĩ của người lớn, phụ huynh, người giám hộ khá nhiều.

Phát sóng phim "có tâm" cần làm gì?

Như đã trình bày ở trên, chúng ta không có cách nào kiểm soát được cách mà khán giả "hấp thụ" nội dung phim. Vậy đối với những khán giả còn quá nhỏ, chưa phân biệt được đúng sai, những tình tiết nhạy cảm sẽ dễ gây ra một thứ tư duy lệch lạc nếu không được sàng lọc, cân nhắc và kiểm soát cẩn thận bởi cha mẹ, người giám hộ trước khi xem phim. Cần lưu ý là những chi tiết nhạy cảm, gây sốc nói trên dường như xuất hiện nhan nhản ở mọi phim thuộc thể loại tâm lý - xã hội. Đơn giản vì miêu tả xã hội thì phải có những câu chuyện tàn khốc thể hiện cái ác của loài người. Giữa một thị trường phim như vậy, khán giả nhí cần có người chỉ dẫn tận tình rằng đâu là kẻ ác, không nên bắt chước và ngược lại đâu là nhân vật xứng đáng noi gương.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 19.

Đây là một kẻ xấu điển hình mà khán giả nhí cần được khuyến cáo rằng không bao giờ nên "học hỏi" theo.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 20.

Đi lừa tiền và tình nữ đại gia có phải là phương pháp làm giàu hợp lý?

Điều các nhà phát hành, sản xuất phim có thể làm là liên tục gắn những thông báo cảnh giác độ tuổi dành cho các bậc phụ huynh trong từng tập phim truyền hình. Khác với phim chiếu rạp, không có nhân viên nào của đài truyền hình đứng kiểm tra chứng minh thư của khán giả khi xem phim trên tivi của gia đình cả. Vì vậy, những biển cảnh cáo này sẽ trở thành tiếng chuông báo động khá hiệu quả nếu được sử dụng một cách đầy đủ, cụ thể. Với hiện trạng các nhà phát hành đều sử dụng mạng xã hội để quảng bá cho dự án phim, thì cũng nên kết hợp phát hành luôn các thông báo cụ thể về tập phim nào sẽ có cảnh nhạy cảm để các bậc phụ huynh có thể biết trước và cảnh báo con mình.

Yếu tố nhạy cảm tràn lan trên truyền hình, làm sao bảo vệ khán giả nhỏ tuổi? - Ảnh 21.

Các bậc phụ huynh nên dựa vào khuyến cáo để cân nhắc có nên cho con cháu mình xem phim truyền hình hay không.

Tương tự, các kênh truyền thông và các nhà đài luôn có thể phát đi những tín hiệu thông báo về những chi tiết sắp xuất hiện trong các tập phim chuẩn bị lên sóng. Tiếp theo đó, tùy cách dạy con của mỗi nhà mà có gia đình sẽ xua con... đi ngủ, hoặc hướng dẫn cụ thể khi khán giả nhỏ ngồi xem phim mà vẫn nắm được thông điệp một cách lành mạnh.

Tiếc rằng phương pháp trên vẫn còn hơi mông lung và còn phụ thuộc khá nhiều vào "bộ lọc" chủ quan của các nhà phát hành. Đối với truyền hình Việt, vẫn chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại, kiểm tra các mức phim theo độ tuổi như với phim chiếu rạp. Các phim truyền hình vẫn thoải mái lên sóng mà vẫn chưa thấy một lời khuyến cáo nào dành cho các bậc phụ huynh. Vậy tính ra một "màng lọc" hiệu quả dành cho khán giả nhí khi xem phim truyền hình vẫn chưa thật sự đầy đủ.

Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ sớm có một quy định phân loại phim cho lứa tuổi công chúng. Từ đó các nhà phát hành sẽ có thêm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cụ thể cho phụ huynh trong mỗi sản phẩm truyền hình.

Thăm dò ý kiến

Có cần một "màng lọc" dành cho đối tượng khán giả nhỏ tuổi khi xem phim truyền hình không?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.