Caenorhabditis elegans (C. elegans) là một trong những loài giun tròn sống tự do, trong suốt, chiều dài khoảng 1 mm. Đây chính là sinh vật có toàn bộ hệ thống thần kinh đơn giản đến mức các nhà khoa học có thể lập thành một sơ đồ. Chúng ta hiểu rất rõ về loài giun này và thậm chí, các nhà khoa học còn thử số hoá hệ thống thần kinh đơn giản của nó để sử dụng trong các thử nghiện machine learning. Nói theo cách khác chính là tạo ra một AI thông minh như… giun.
C. elegans dưới kính hiển vi
Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Ramon Hasani của trường Đại học Kỹ thuật Wien (Vienna, Áo), đã huấn luyện thành công một mạng lưới AI được hình thành từ chỉ 12 nơ-ron kỹ thuật số lấy cảm hứng từ hệ thống thần kinh của loài giun C. elegans. Mạng lưới này được dùng để thử nghiệm điều khiển một chiếc xe đồ chơi tí hon đỗ vào bãi đúng chỗ.
Tất nhiên, mục tiêu nghiên cứu không phải là để xem giun có thể lái xe hay không, nhưng là để tạo ra một AI đơn giản để con người dễ dàng điều khiẻn. Vấn đề quan trọng của các hệ thống mạng lưới nơ-ron là chúng quá phúc tạp, đôi khi chứa đến hàng triệu điểm giao nhau, khiến cho chúng ta rất khó can thiệp và kiểm soát.
Xe điều khiển bởi trí thông minh của giun.
Một thử nghiệm nữa được nghiên cứu chính là sự tương đồng giữa hệ thần kinh trên cá thể giun thật sự và hệ thần kinh kỹ thuật số, các nhà nghiên cứu muốn biết liệu có mối liên hệ nào giữa cả hai hay không. Hasani cho biết cả hệ thần kinh thật và kỹ thuật số điều có chứa hai nơ-ron dường như hoạt động đối ngược nhau, khi một nơ-ron hoạt động tích cực thì nơ-ron kia lại không.
Các nhà nghiên cứu hy vọng thông qua những hệ thần kinh đơn giản này, họ có thể tạo ra các AI dễ kiểm soát trong tương lai.
Tham khảo: Motherboard