Vừa làm việc, vừa rải CV: Bất đồng quan điểm khiến Gen Z đi làm trong tâm thế sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào

Ngọc Linh, Theo Nhịp sống thị trường 20:00 28/05/2024

Không tìm được “tiếng nói chung” với công ty, Gen Z đi làm trong tâm thế “ngày mai tôi sẽ nghỉ việc”.

Nhắc tới lực lượng lao động Gen Z, có nhiều ý kiến cho rằng đây là thế hệ làm việc thiếu trách nhiệm, thái độ làm việc không hợp tác vì cái tôi quá cao. Nếu so với các thế hệ trước như Millennials hay Baby Boomers, trong mắt người quản lý hoặc người làm chủ, Gen Z chính là nhóm nhân sự khó quản lý nhất.

Đã đến lúc xóa bỏ định kiến về tinh thần, thái độ làm việc của Gen Z

Sinh ra trong khoảng 1997-2012, một bộ phận Gen Z đã bước sang tuổi 27, một phần nhỏ khác mới tốt nghiệp Đại học và chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động. Hiện tại, Gen Z chiếm 20% trong tổng số lực lượng lao động ở Mỹ. Dự kiến trong vòng 5 năm tới, lực lượng lao động Gen Z sẽ vượt qua thế hệ Millenials hay Baby Boomers.

Sự thật này khiến các nhà lãnh đạo phải “đau đầu” trong việc xem xét, đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của Gen Z ở nơi làm việc, đồng thời tìm ra cách làm việc hài hòa với thế hệ lao động trẻ này mà không làm “mất lòng” các thế hệ nhân sự khác.

Vừa làm việc, vừa rải CV: Bất đồng quan điểm khiến Gen Z đi làm trong tâm thế sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, Gen Z đặt ra tiêu chuẩn cao cho chính bản thân mình và mọi mối quan hệ xung quanh họ. Mối quan hệ với doanh nghiệp - nơi họ làm việc cũng không phải ngoại lệ.

90% Gen Z xứ cờ hoa xếp "trung thực"/"chân thành với bản thân mình" là một trong những giá trị nội tại mà họ đánh giá là quan trọng nhất. Trong mối liên hệ với công ty, 73% thừa nhận việc đôi bên có cùng hệ giá trị là yếu tố quan trọng nhất để tạo dựng sự cam kết.

Hệ giá trị ở đây được Gen Z liệt kê như sau:

- Mức lương tương xứng với kỹ năng làm việc và số giờ lao động.

- Sự sẵn lòng đặt nhu cầu của nhân viên lên trên lợi nhuận.

- Thái độ tôn trọng sức khỏe tinh thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Có thể thấy những định kiến mà Gen Z đang phải hứng chịu trong môi trường công sở xuất phát từ việc bản thân thế hệ lao động trẻ này có những nhu cầu, kỳ vọng hoàn toàn khác với các thế hệ trước. Từ phía doanh nghiệp, việc đón nhận và đáp ứng những nhu cầu này của Gen Z được ví như một cơn khủng hoảng.

Vừa làm việc, vừa rải CV: Bất đồng quan điểm khiến Gen Z đi làm trong tâm thế sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Báo cáo Mind the Gap của Jabra khẳng định: Những định kiến như làm việc thiếu trách nhiệm, nghỉ việc trong im lặng, không có tính xây dựng tại nơi làm việc,... là suy nghĩ không đúng với Gen Z. 48% Gen Z mà Jabra khảo sát cho biết họ có thể dành cả năm để rải CV nhằm tìm 1 công việc mới tốt hơn nhưng luôn đảm bảo hoàn thành việc bàn giao công việc cũ.

Đi làm trong tâm thế sẵn sàng nghỉ việc bất cứ lúc nào

Tốt nghiệp Đại học và tham gia vào thị trường lao động ở thời điểm “đỉnh” dịch Covid-19, trong thời kỳ giãn cách, Gen Z coi chuyện làm việc từ xa/làm việc tại nhà gần như là điều hiển nhiên.

Thế hệ này nghĩ rằng không tới công ty cũng chẳng ảnh hưởng gì tới chất lượng công việc và coi yếu tố "linh hoạt trong địa điểm, giờ giấc làm việc" là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi xin việc.

Tuy nhiên từ góc độ doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo lại xem thường tiêu chí mà Gen Z coi là quan trọng. Họ phủ nhận những quan điểm mới lạ, độc đáo cùng khả năng sáng tạo của Gen Z, vì cho rằng làm việc tại nhà/từ xa sẽ khiến cá nhân rơi vào trạng thái đình trệ, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lao động.

Vừa làm việc, vừa rải CV: Bất đồng quan điểm khiến Gen Z đi làm trong tâm thế sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đối mặt với sự bất đồng này, Gen Z cho rằng bản thân chẳng việc gì phải nỗ lực ở một môi trường không tôn trọng nhu cầu, tiếng nói của mình. Báo cáo của Jabra cho biết Gen Z là thế hệ luôn nỗ lực: Nỗ lực đạt điểm cao, vào những trường đại học danh giá, sau đó cầm tấm bằng Giỏi/Xuất sắc để bắt đầu sự nghiệp.

Vì tất cả những lý do ấy, cộng thêm sự phủ nhận của thế hệ lãnh đạo không chịu thay đổi tư duy để có một góc nhìn đúng đắn, Gen Z khẳng định sự gắn bó với doanh nghiệp chỉ là phương án tạm thời trong khi họ đang rải CV để tìm một “bến đỗ” mới phù hợp hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày