Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng SIM điện thoại cá nhân của người dùng để chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên phổ biến. Với thủ đoạn tinh vi, rất nhiều người dùng đã mắc bẫy. Mặc dù được nhiều phương tiện truyền thông, báo chí, Bộ Công an phát cảnh báo... tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Mới đây, trên phóng sự của VTV trong chương trình chuyển động 24h, VTV đã phát cảnh báo về những hiểm hoạ khó lường khi người dùng mắc bẫy lừa đảo sim 5G chiếm đoạt tài sản.
Theo đó VTV cho biết, tình trạng giả danh các nhà mạng đề nghị bị hại nâng cấp SIM điện thoại từ SIM 3G lên SIM 4G, 5G để nâng cao chất lượng dịch vụ xong đó chiếm quyền kiểm soát SIM để thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền, hay người dùng bị làm giả các loại giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng nở rộ - đó cũng là tình trạng mà các phóng viên của VTV liên tục nhận được phản ánh. Theo đó, một trong các nguyên nhân do các nạn nhân đã bị để lộ thông tin, từ đó, kẻ xấu lợi dụng chính những sơ hở này.
Mới đây, trên phóng sự của VTV trong chương trình chuyển động 24h, VTV đã phát cảnh báo về những hiểm hoạ khó lường khi người dùng mắc bẫy lừa đảo sim 5G
Cũng theo công an, các đối tượng lợi dụng chính sách từ các nhà mạng, sau đó yêu cầu nạn nhân nhắn tin theo cú pháp bọn chúng đưa ra, thực chất đây là cú pháp để người dùng dịch vụ của các nhà mạng cho phép thuê bao di động chuyển hướng cuộc gọi đến một số điện thoại bất kỳ.
Sau khi gửi thành công tin nhắn đã soạn theo cú pháp trên, bị hại sẽ mất quyền kiểm soát SIM, vì khi đó SIM của đối tượng lừa đảo trở thành SIM "chính chủ", mọi cuộc gọi đến thuê bao của người dùng lập tức được chuyển tiếp đến số điện thoại của đối tượng.
Bộ Công an cũng từng phát cảnh báo về chiêu thức lừa đảo này
Các thông tin cá nhân, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, ví điện tử, mã OTP đã bị nhóm lừa đảo chiếm đoạt. Được biết, ngoài sử dụng thông tin của bị hại để rút tiền, những kẻ xấu còn sử dụng thông tin cá nhân này để thực hiện hành vi vay tiền qua các app online, làm giấy tờ giả.
Nạn nhân bị đánh cắp thông tin sau đó làm giấy tờ giả, số tài khoản ngân hàng giả để các đối tượng lừa đảo giao dịch
Theo các chuyên gia công nghệ, các vụ việc nói trên các đối tượng đã chiếm đoạt thông tin cá nhân bằng cách sử dụng các mã độc chèn vào các đường link sau đó các đối tượng này kích hoạt dịch vụ Internet Banking, Smart Banking để chiếm đoạt tiền. Ngoài ra các mã độc này còn có thể bị cài vào laptop, điện thoại của nạn nhân, sau đó các thiết bị này mất quyền kiểm soát.
Các chuyên gia công nghệ cho biết một số lý do đến từ việc bị mã độc cài vào các thiết bị