Loại “rau quê” đang được nhắc đến này chính là cải cúc, còn gọi là rau cúc hay rau tần ô. Nó không chỉ có hương vị đặc trưng hấp dẫn mà còn rất giàu dinh dưỡng. Cải cúc chứa nhiều axit amin, trong 20 axit amin cần thiết cho cơ thể con người thì nó chứa 8 loại. Loại rau này cũng rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein, choline… và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, ít người biết rằng cải cúc rất giàu sắt và canxi.
Ảnh minh họa
Cải cúc được người Việt dùng từ xa xưa chủ yếu trong ẩm thực, ngoài ra còn là một vị thuốc mang lại lợi ích sức khỏe, làm đẹp. Nổi bật như:
Tốt cho gan
Cải cúc có khả năng thanh lọc và giải độc gan nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nó giúp loại bỏ các gốc tự do và độc tố trong gan, từ đó hỗ trợ chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các tác động có hại từ môi trường và chế độ ăn uống không lành mạnh. Chưa kể, các axit amin và kali trong cải cúc giúp bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy trao đổi chất và duy trì chức năng gan ổn định.
Cải thiện tiêu hóa và tốt cho dạ dày
Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cải cúc cũng giúp thúc đẩy nhu động ruột, đào thải độc tố trong đường ruột, chống táo bón. Nó cũng chứa rất nhiều hợp chất hóa học hoạt động sinh học như Alpha-pinen và Benzaldehyde hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tốt cho xương khớp
Cải cúc rất giàu khoáng chất, đặc biệt là canxi và sắt. Hàm lượng sắt của nó cao tới mức bất ngờ: 1,2mg/100g và chứa tới 63mg canxi trên 100g. Sắt và canxi trong rau cải cúc có thể tăng cường máu nuôi dưỡng và tăng độ dẻo dai của xương. Do đó, loại rau này rất tốt để ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Y học cổ truyền từ xa xưa đã gọi rau cải cúc là “rau dưỡng tim”. Ngoài các thành phần thảo dược, điều hòa máu và huyết áp cùng chất kali, ngay cả mùi hương đặc trưng của cải cúc cũng tác dụng dưỡng tim. Trong đó, đặc biệt phải kể đến tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu xấu. Chất xơ trong cải cúc giúp giảm cholesterol, bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Tốt cho hệ hô hấp và phổi
Tuy có giá rẻ nhưng cải cúc lại là “thần dược” với hệ hô hấp con người, đặc biệt là với lá phổi. Loại rau này bồi bổ và thanh lọc phổi rất tốt. Đó chủ yếu là nhờ nó giàu vitamin A cùng các hợp chất khác có tác dụng chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, giảm ho và các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, cải cúc còn giúp an thần, ngủ ngon, tiêu sưng, lợi tiểu. hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da…. Tuy nhiên, loại rau này lành mấy, tốt mấy cũng không nên ăn bừa bãi.
Ảnh minh họa
Vì đây là loại rau thân mềm, nên dù không khuyến khích ăn sống thì cũng không nên nấu chín quá kỹ. Sẽ làm giảm vị ngon và bay hơi nhiều dinh dưỡng. Không nên ăn quá nhiều rau cải cúc, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 100 - 150g mỗi lần và không quá 3 - 4 lần/tuần. Bởi dù bất kể thực phẩm nào, nếu lạm dụng quá mức cũng gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, những người đang tiêu chảy, huyết áp thấp không nên ăn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This