Vì sao trẻ thường mắc ho đàm trong thời điểm giao mùa?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 10/03/2021

Giao mùa là giai đoạn cao điểm của các bệnh hô hấp ở trẻ. Dễ gặp nhất là tình trạng ho có đàm kéo dài khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Vậy nguyên nhân do đâu?

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ xuống thấp và độ ẩm trong không khí cao hơn tạo điều kiện cho ký sinh trùng, nấm mốc, vi-rút phát triển mạnh mẽ cũng như tồn tại trong không khí.

Cơ thể trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện với đường thở còn ngắn, mềm và hẹp cộng thêm tính chất hiếu động, thích vui chơi ngoài trời nên dễ bị các loại vi-rút, vi khuẩn tấn công gây tổn thương niêm mạc, khí quản và phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp. Từ đó tiết ra chất tiết dịch và chất nhầy trong đường hô hấp dưới gây ra tình trạng ho đàm ở trẻ.

Vì sao trẻ thường mắc ho đàm trong thời điểm giao mùa? - Ảnh 1.

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất đờm nhớt, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Khi ho, nhất là ho đàm sẽ khiến trẻ khó chịu, bức bối và quấy khóc. Điều này khiến các bậc phụ huynh xót xa, lo lắng, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng và những giây phút bên nhau của cả gia đình. Nếu con trẻ đang bị ho đàm dai dẳng, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc cũng như dùng thuốc phù hợp để giúp bé mau khỏe.

Cách chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ khi ho đàm

Đối với trẻ ho đàm, việc quan trọng đầu tiên chính là tìm biện pháp giúp tiêu đàm nhanh chóng. Khi đàm được làm loãng sẽ thúc đẩy việc ho khạc hiệu quả hơn, giảm đuối sức khi gằn họng ho. Lúc này trẻ thấy dễ chịu, ngủ sâu và dần hồi phục.

Hiện trên thị trường có đa dạng các loại thuốc tiêu đàm, giảm ho, bố mẹ nên chọn các thương hiệu uy tín và có những nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả. Phụ huynh có thể cân nhắc chọn các sản phẩm thuốc dạng gói có hương vị trái cây dễ uống và tiện dụng để bảo quản và cho trẻ mang đi học hoặc đi du lịch xa. Ngoài ra, việc được định lượng theo từng gói chia sẵn cũng giúp phụ huynh và người chăm sóc dễ cho trẻ uống. Chỉ khi con nhanh khỏi, tiêu đàm, dịu ho thì cả gia đình mới có thể thoải mái cùng nhau tận hưởng từng khoảnh khắc trong cuộc sống.

Vì sao trẻ thường mắc ho đàm trong thời điểm giao mùa? - Ảnh 2.

Bên cạnh lựa chọn loại thuốc phù hợp, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc các biện pháp sau để giúp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ trong những đợt cao điểm:

Giữ ấm cơ thể cho trẻ: Vùng cổ họng và lòng bàn chân là hai vị trí quan trọng cần được giữ ấm thường xuyên. Bố mẹ cũng có thể sử dụng một ít dầu khuynh diệp xoa và mát-xa nhẹ nhàng lòng bàn chân cho con trước khi mang vớ và dùng khăn quấn cổ có độ dày vừa phải cho con kể cả lúc ngủ.

Tạo độ ẩm không khí trong không gian sống: Việc giữ không gian ở mức độ ẩm phù hợp sẽ hạn chế tình trạng khô rát họng và giảm nhanh các triệu chứng ho có đàm. Bố mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, đặc biệt khi ngủ ban đêm nhiệt độ xuống thấp.

Không sử dụng kháng sinh để điều trị ho đàm: Chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ nếu không có thể ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của con trong tương lai.