Vắc xin HPV hoạt động như thế nào sau khi tiêm vào cơ thể nữ giới?

Ngọc Ái, Theo https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn 22:29 22/05/2025
Chia sẻ

Dưới đây là cách vắc xin HPV tạo ra kháng thể và giúp chống lại nhiều bệnh ung thư - nhất là ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Tiêm vắc xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để phòng ngừa ung thư cổ tử cung - loại ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới và thứ 2 tại Việt Nam ở nữ giới. Ngoài ung thư cổ tử cung, vắc xin HPV còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến virus HPV như ung thư âm đạo, âm hộ, hậu môn, hầu họng và mụn cóc sinh dục. Nhưng làm cách nào để vắc xin làm được điều này sau khi được tiêm vào cơ thể?

Sau khi tiêm, cơ thể làm gì với vắc xin?

Vắc xin HPV là vắc xin không chứa virus sống, mà chỉ bao gồm protein vỏ ngoài (L1 protein) của virus HPV, được gọi là virus-like particles (VLPs) - các hạt giả virus. Những VLPs này không gây bệnh, nhưng đủ để kích hoạt hệ miễn dịch phản ứng và ghi nhớ.

Khi được tiêm vào cơ delta (bắp tay) hoặc cơ vastus lateralis (phía trước bên của đùi), vắc xin được các tế bào miễn dịch tại chỗ tiếp nhận, sau đó di chuyển đến hạch bạch huyết lân cận để kích thích sản xuất kháng thể đặc hiệu chống lại các chủng HPV trong vắc xin.

Quá trình này thường mất khoảng vài tuần và sau khi tiêm 2 - 3 liều (tùy độ tuổi), cơ thể nữ giới hình thành lượng kháng thể cao và ổn định, sẵn sàng vô hiệu hóa virus HPV ngay từ khi vừa xâm nhập.

Vắc xin HPV hoạt động như thế nào sau khi tiêm vào cơ thể nữ giới?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Kháng thể trong vắc xin HPV làm gì để bảo vệ nữ giới?

Khi đã hình thành, các kháng thể sẽ tuần hoàn trong máu và dịch nhầy sinh dục, tạo ra một “hàng rào miễn dịch” tại các vùng dễ bị HPV tấn công như cổ tử cung, âm đạo, hậu môn, miệng hoặc họng.

Nếu cơ thể nữ giới tiếp xúc với virus HPV trong tương lai (thường qua quan hệ tình dục), kháng thể sẽ bám chặt vào virus ngay từ khi mới xâm nhập, ngăn không cho chúng bám và xâm nhập vào tế bào biểu mô - bước đầu tiên để virus nhân lên và gây tổn thương tiền ung thư.

Điểm mạnh của vắc xin HPV là khả năng bảo vệ lâu dài và bền vững, có thể kéo dài trên 10 - 15 năm, nhờ trí nhớ miễn dịch. Tuy nhiên cần nhớ vắc xin HPV chỉ ngăn ngừa lây nhiễm mới không điều trị nhiễm HPV đang có. Cho nên hiệu quả cao nhất đạt được khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với virus - tức là trước khi có quan hệ tình dục. Đương nhiên sau khi quan hệ, sinh nở vẫn có thể và vẫn cần tiêm vắc xin HPV nhưng khả năng bảo vệ kém hơn. Chưa kể có những chủng chưa bị mắc sẽ được phòng ngừa.

Ngoài ra, vắc xin HPV không bảo vệ 100% mọi chủng, vì vậy nữ giới vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm PAP hoặc HPV-DNA. Vắc xin cũng không thay thế các biện pháp an toàn khi quan hệ, như dùng bao cao su.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày