Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê. Loại rau dễ mọc, dễ trồng này tuy dung dị nhưng lại có khả năng giải nhiệt cực tốt. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, theo Đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy…
Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong rau má có chứa rất nhiều beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể.
Tuy nhiên, không chỉ là thức uống giải nhiệt mùa hè, loại rau này còn có thể sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh cực tốt. Vào mùa hè này hãy tận dụng ngay để sở hữu làn da mịn mướt như nhung và cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực nhé!
Theo lương y Bùi Hồng Minh , rau má có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau má vào những bài thuốc chữa bệnh sau:
Theo lương y Bùi Hồng Minh , rau má có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.
- Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 60g, lá ngải cứu 60g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày. Uống liên tục đến khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm.
- Chữa mụn nhọt: Rau má 60g, lá gấc 60g. Cách dùng: Rửa sạch cả hai thứ trên, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần đến khi khỏi bệnh.
- Tiểu ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
- Táo bón: Rau má 30g giã nát đắp vào rốn.
- Bệnh sởi : Rau má 30-60g, sắc uống.
- Viêm họng và viêm amidan: Rau má tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ. Hoặc rau má tươi giã nát và vắt lấy nước cốt, thêm dấm dùng để ngậm và nuốt từ từ.
Không chỉ là thức uống giải nhiệt mùa hè, loại rau này còn có thể sử dụng để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh cực tốt.
- Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
- Ngộ độc thực phẩm : Rau má 250g, rễ rau muống 250g. Tất cả đem giã nát lấy nước cốt và trộn với nước ấm uống.
- Phụ nữ mắc chứng đau bụng, đau lưng khi đến ngày hành kinh: Lấy toàn bộ cây rau má, tốt nhất là lấy vào lúc có hoa, có quả đem rửa sạch, phơi khô rồi đem tán bột. Mỗi ngày uống một lần 30g vào buổi sáng.
- Hạ huyết áp: Rau má 16g, rễ kiến cò 12g, lá tre l2g, rễ nhàu 16g, rễ tranh 12g, rễ cỏ xước 12g, lá dâu 12g. Sắc uống thay trà hàng ngày.
- Đái rắt, đái buốt do nóng: Rau má 40g, nõn tre 40g để tươi, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước uống.
- Hạ sốt: Lấy 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10g bột sắn dây, thêm đường uống.
Mặc dù rau má rất tốt nhưng chuyên gia khuyến cáo, không được uống nước rau má quá nhiều như uống nước lọc vì sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là người có thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng.
Mặc dù rau má rất tốt nhưng chuyên gia khuyến cáo, không được uống nước rau má quá nhiều như uống nước lọc.
Ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol, khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Loại nước này khi uống kèm với thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm suy giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.
Uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.
Để uống rau má đúng cách, lương y Bùi Hồng Minh khuyên không uống quá 40g mỗi lần. Hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp sử dụng liều lượng rau má cao mà đi ra ngoài nắng còn có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.