Tưởng Eat Clean là hoàn hảo nhưng những hạn chế này của Eat Clean sẽ khiến bạn lưu tâm

G.P, Theo Helino 17:45 12/10/2018

Mặc dù mang đầy điểm cộng nhưng chế độ ăn Eat Clean vẫn mang trong mình một vài hạn chế mà không phải ai cũng biết.

Không ít người quan tâm đến fitness và chế độ ăn đẹp da, giữ dáng gây xôn xao nhiều thời gian gần đây là cụm từ "Eat clean". 

Đây được cho là 1 chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe, mà lại còn có thể giảm cân nữa. Ngoài những điểm cộng to oạch dành cho Eat Clean như chế độ ăn phong phú, linh hoạt, đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng... thì chế độ ăn này cũng mang điểm trừ mà bạn cần biết.

Một vài điểm trừ của Eat Clean

Đầu tiên cần phải nói đến đó là khi áp dụng chế độ này, người thực hiện thường chủ quan. Chính vì Eat Clean có không quá nhiều nguyên tắc lằng nhằng nên nhiều bạn chủ quan, không tìm hiểu kĩ nên đã thực hiện sai thế nào là sạch và tốt. 

Kết cục không đạt được mục tiêu rạng ngời như các “celeb” quảng cáo, mà sức khỏe lại đi xuống thấy rõ.

Ví dụ như, nhiều người tin rằng ăn nhiều rau sẽ tốt, sẽ giúp giảm cân nên ăn nhiều vô tội vạ, ăn thêm nữa nữa... 

Tưởng Eat Clean là hoàn hảo nhưng những hạn chế này của Eat Clean sẽ khiến bạn lưu tâm  - Ảnh 1.

Ăn quá nhiều rau cũng không phải là 1 lựa chọn đúng đắn.

Thế nhưng cái gì "quá" cũng không tốt, và nó còn gây ra tác hại ngược cho cơ thể bạn như gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đầy hơi, mất nước, trào ngược dạ dày... nữa. 

Theo BBC, mỗi ngày một người trưởng thành nên ăn ít nhất 5 phần rau củ và trái cây, tương đương với 400gr. Đây cũng là định mức được Tổ chức Y thế Thế giới (WHO) đưa ra.

Một phần rau củ là bao nhiêu? Với người trưởng thành, 1 phần rau củ, trái cây tương đương khoảng 80gr. Đối với trẻ em, một phần là lượng thức ăn ngang với kích thước lòng bàn tay.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của nghiên cứu của Đại học London (Anh) lại cho rằng chúng ta nên ăn 800 g rau củ trái cây hàng ngày và đa dạng hóa để kéo dài tuổi thọ. 

Kết quả nghiên cứu chỉ ra những người ăn ít hơn 7 phần (tương đương 560gr/ ngày) sẽ có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 42%. Vì thế, ăn đúng, ăn đủ mới là sự lựa chọn đúng đắn.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng Eat Clean chưa đủ bằng chứng khoa học chính xác chứng minh đó là chế độ ăn thần thánh.

Có khá nhiều bài báo đăng tải trên Huffington Post, BBC, The Independent, The Guardian... chỉ ra rằng thật ra Eat Clean không hoàn toàn màu hồng như thế. 

Bởi đằng sau chế độ ăn tưởng chừng khoa học này vẫn còn nhiều dấu hỏi lớn. Và cũng chưa có 1 bằng chứng khoa học nào chỉ ra lợi ích toàn vẹn tuyệt vời của Eat Clean.

Tưởng Eat Clean là hoàn hảo nhưng những hạn chế này của Eat Clean sẽ khiến bạn lưu tâm  - Ảnh 3.

Ngoài ra, cũng cần đề cập rằng, Eat Clean khiến nhiều người bị mắc chứng ám ảnh. Mặc cho mục tiêu ban đầu của Eat Clean là để giảm bớt ám ảnh của bạn về việc ăn gì hay không ăn gì. 

Nhưng các tín đồ của Eat Clean dường như đang vướng vào vòng lặp ám ảnh ngoại hình, tranh cãi về thực đơn, thậm chí một số trở nên cực đoan khi lúc nào cũng phải nói về Eat Clean cho người khác.

Bên cạnh đó, người thực hiện Eat Clean lại luôn rơi vào trạng thái chăm chăm tính toán xem mình ăn bao nhiêu rau, thịt, hôm nay đủ hoa quả hay chưa.

Câu chuyện sẽ còn đáng sợ hơn nếu suốt ngày bạn cứ chú trọng tính toán lượng calo nạp vào, rồi gò bó ép mình ăn ít đi. Và rồi khi bạn đạt đến “cảnh giới” phân loại được “tốt”, “xấu” thì bạn sẽ cảm thấy mình thật tồi tệ khi ăn “không sạch”.

Tưởng Eat Clean là hoàn hảo nhưng những hạn chế này của Eat Clean sẽ khiến bạn lưu tâm  - Ảnh 4.

Để Eat Clean thực sự có lợi nhất cho bạn, đừng quá ám ảnh về nó. Ăn rau, củ, quả kết hợp với những món yêu thích, đến nhà hàng ưa thích và tụ tập cùng bạn bè. 

Miễn là bạn biết lựa chọn món ăn tốt cho sức khỏe của mình là được. Thi thoảng “xả” 1 bữa cũng không ảnh hưởng gì tới chế độ ăn của bạn đâu.

Nguồn: Scribd, The Guardian...