Tục "rạch mặt" trẻ em là một tục lệ đã có từ lâu đời của một bộ tộc ít người ở Châu Phi như là một hình thức để đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ. Ngoài ra, tục lệ này còn được coi là một hình thức làm đẹp và đồng thời cũng để khẳng định chúng là một thành viên trong gia tộc.
"Khắc dấu" lên da mặt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở châu Phi để chỉ ra di sản bộ tộc của một người và kết nối chúng với lịch sử văn hóa của họ
Tuy nhiên, tục lệ này đã trở nên ít phổ biến hơn nhưng một số thành viên bộ tộc vẫn muốn mang dấu ấn của tổ tiên của mình và giữ cho truyền thống được giữ gìn
Nhóm dân tộc Houeda là một trong số một số bộ lạc ở Benin, Tây Phi, tin rằng trẻ em bị sẹo, thường là trên khuôn mặt, sẽ kết nối chúng với tổ tiên của họ
Buổi lễ "khắc dấu" này là một buổi lễ mang tầm quan trọng rất lớn vì đó là một nghi lễ mang ý nghĩa tượng trưng đặc biệt và thể hiện rằng đứa trẻ đó là đến từ bộ tộc nào, thuộc gia tộc nào, hay thậm chí là theo tôn giáo nào.
Trong nhiều thế kỷ ở châu Phi, việc đánh dấu cơ thể này còn thể hiện bản sắc riêng bộ lạc của một người, mà một số người tin rằng những vết sẹo trên cơ thể là một sợi dây nối họ với tổ tiên của mình.
Mỗi dân tộc ở Benin đều có những vết sẹo riêng biệt và có thể xác định lẫn nhau dựa trên những đường nét phức tạp và những dấu vết khắc trên da mặt và đầu
Sau buổi lễ, trẻ em được đặt tên mới, tóc của chúng được cạo ra và chúng được đưa đến một tu viện nơi một tu sĩ sẽ cố gắng tìm cách giao tiếp với các thế hệ trước
Thậm chí, ở nhiều bộ tộc, trẻ em từ một tuần tuổi có thể phải tuân theo nghi thức cổ xưa để bị đánh dấu vĩnh viên trên khuôn mặt và da
Những dấu hiệu này được khắc lên da mặt, thân người bằng dao, đá mài sắc hoặc một mảnh thủy tinh. Đó là những "bức tranh" trang trí hay là một bản vẽ giống như là hình xăm của người Châu Phi cổ đại.
Ở Papua New Guinea, một số người đàn ông còn cắt da của chính mình cho trông giống như cá sấu để đại diện cho "tinh thần cá sấu" của họ, những vết sẹo gợn sóng trông giống như da có vảy của loài bò sát.
Ngày nay, nhiều người đã từ bỏ nghi thức cổ xưa này vì họ nghĩ rằng có những cách khác để lưu giữ di sản của họ, chẳng hạn như quần áo, ngôn ngữ, khiêu vũ và tôn giáo
Hầu hết các thành viên bộ lạc Benin đều khoảng 8 tuổi khi họ thực hành nghi lễ khắc mặt và được một người cao tuổi trong bộ tộc đứng ra cử hành
Nếu một đứa trẻ chết trước khi chúng nhận được dấu hiệu bộ lạc truyền thống của mình, chúng sẽ không được chôn cất trong nghĩa trang làng
Các dụng cụ được sử dụng để thực hiện nghi lễ có thể là dao cạo, đến các mảnh thủy tinh hoặc dao nhọn. Hiện nay, một số người đã từ bỏ nghi lễ này vì không muốn bị rạch mặt.
Sẹo trên da của con người là một nghi lễ truyền thống đã đóng một vai trò quan trọng trong ý thức văn hóa và xây dựng cộng đồng
(Theo Dailymail)