Trẻ nhỏ bị ném từ trên mái nhà xuống đất và vẫn không hề bị thương nhờ đám đông người dân phía dưới dang rộng chiếc chăn ra đỡ.
Đây hoàn toàn là chuyện có thật, không phải là một cảnh tượng trong các bộ phim kinh dị. Ném trẻ nhỏ từ mái nhà cao hàng chục mét là một nghi thức thường được tổ chức dành cho trẻ em ở tiểu bang Karnataka, thuộc miền nam Ấn Độ. Nghi thức này rất lâu đời và được cho là đã xuất hiện ở Ấn Độ hàng chục thế kỷ
Vì sao phải ném trẻ em từ trên mái nhà xuống đất?
Việc này thực sự không đáng sợ như kết cục trong các bộ phim kinh dị. Theo nhiều người dân địa phương, đây chỉ là nghi thức cầu may, cầu phúc, sức khỏe và thịnh vượng cho những đứa trẻ, và được tổ chức thường niên tại tiểu bang Karnataka.
Đoạn video về nghi thức kỳ dị này được ghi lại và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội vào năm 2009, khiến nhiều người bất ngờ về phong tục có 1-0-2 ở bang Karnataka, Ấn Độ.
Nhiều em bé òa khóc vì sợ hãi.
Theo đó, đoạn video cho thấy các vị linh mục đứng trên mái nhà thờ và nắm tay chân của những đứa bé đang sợ hãi, lắc lư một vài cái và thả chúng rơi tự do xuống dưới đất, nơi những người dân đã chuẩn bị sẵn những chiếc chăn rộng và dày. Việc này giúp những đứa bé không bị thương tổn gì.
Xem video:
Cận cảnh nghi thức kỳ dị ở bang Karnataka, Ấn Độ. Nguồn: AP
Khi những đứa bé nằm trên chăn an toàn, chúng sẽ được truyền tay vòng quanh trước khi trao trả lại cho người mẹ.
Mặc dù bị các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em lên án cho rằng đây là hành động "man rợ" và chính quyền địa phương ở bang Karnataka (Ấn Độ) cũng đã thành công khiến tập tục kỳ dị này bị cấm tiến hành từ năm 2011, nhưng vẫn có một số khu vực "lén lút" thực hiện nghi thức vì họ cho rằng đây là một lễ cầu may tốt cho trẻ nhỏ.
Ảnh/Nguồn: Dailymail