Chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nguy cơ mắc bệnh ung thư, trong đó có ung thư tụy. Các triệu chứng ung thư tụy ban đầu rất khó phát hiện và thông thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng, tế bào ung thư đã di căn, tiên lượng sống kém.
Theo Sohu, có 3 món trong tủ lạnh có liên quan chặt chẽ tới sự xuất hiện và phát triển bất thường của tế bào tuyến tụy dẫn tới ung thư:
Các món muối chua thường chứa lượng lớn nitrit. Nitrit không xuất hiện một cách tự nhiên mà bị khử thành nitrat trong quá trình ngâm chua. Bản thân nitrit không trực tiếp gây hại cho cơ thể nhưng trong một số điều kiện nhất định, hợp chất này có thể phản ứng với các amin để tạo thành chất gây ung thư gọi là nitrosamine.
Trong quá trình chuyển hóa nitrosamine trong cơ thể, chúng có thể làm hỏng DNA của tế bào và làm tăng nguy cơ đột biến gen, dẫn đến xuất hiện bệnh ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nitrosamine được coi là “chất gây ung thư cấp độ I” và có liên quan rõ ràng đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là khả năng gây ung thư của nitrosamine cũng đã được xác nhận là gây độc cho tuyến tụy. Tiêu thụ lâu dài các thực phẩm ngâm chua có chứa nitrit có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Tệ hơn nữa, nhiều người có xu hướng bỏ qua thời gian bảo quản của những thực phẩm muối chua này. Thực phẩm muối chua thường cần bảo quản lâu trong tủ lạnh, bảo quản lâu cũng đồng nghĩa với việc khả năng nitrit chuyển hóa thành nitrosamine tăng lên rất nhiều.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn quá nhiều đường bổ sung như soda, kem, bánh kẹo, nước ngọt,... có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy do tình trạng tăng đường huyết sau ăn thường xuyên, tăng nhu cầu insulin của cơ thể và giảm độ nhạy insulin.
Theo thời gian, hàm lượng fructose cao sẽ đẩy nhanh quá trình tăng sinh của tế bào tuyến tụy, gánh nặng của tuyến tụy tăng lên, dẫn tới sự phát triển bất thường của tế bào và hình thành khối u ung thư tuyến tụy.
Theo một nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ, những người có chế độ ăn nhiều đường trong thời gian dài có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 30% so với những người không có thói quen này. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy ở bệnh nhân tiểu đường cũng cao gấp 2 đến 3 lần so với nhóm khỏe mạnh.
Khi thức ăn thừa được bảo quản, đặc biệt nếu bảo quản quá lâu, một lượng lớn vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại có thể phát triển. Đặc biệt thực phẩm giàu tinh bột có thể sinh ra một số chất gây ung thư sau khi để trong tủ lạnh qua đêm.
Ví dụ, thực phẩm chứa carbohydrate như gạo và mì có thể trải qua phản ứng phân hủy tinh bột trong quá trình làm lạnh, tạo ra một chất hóa học gọi là "acrylamide". Acrylamide là một chất hóa học được tạo ra trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao và được tìm thấy rộng rãi trong các thực phẩm chiên và nướng.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) liệt kê hợp chất này là "chất gây ung thư nhóm 2A", có nghĩa là có bằng chứng cho thấy acrylamide có thể gây ung thư cho con người, đặc biệt là khi tiếp xúc với liều cao trong thời gian dài.
Để giảm nguy cơ này, các bác sĩ khuyên nên tránh dùng thức ăn thừa đã để quá lâu. Nếu cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh thì tốt nhất nên tiêu thụ trong vòng 24 giờ, đồng thời giữ nhiệt độ tủ lạnh ổn định trong quá trình bảo quản để tránh vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
Nguồn: Sohu