Thịt lợn là món ăn phổ biến và giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin B, kẽm, và sắt giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, không phải phần thịt nào của lợn cũng như vậy. Thậm chí, có một số phần thịt hoặc bộ phận của lợn rất bẩn, chứa đầy mầm bệnh.
Nếu muốn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, khi đi chợ thấy 3 phần thịt lợn này rẻ mấy cũng đừng tham mà rước bệnh vào thân:
Thận lợn, giống như thận của nhiều động vật khác, là cơ quan lọc các chất cặn bã và độc tố trong cơ thể. Mặc dù nhiều người cho rằng thận lợn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thực tế, đây là bộ phận dễ bị nhiễm các kim loại nặng như cadmium và chì theo nghiên cứu của The Food Safety Journal. Lâu ngày gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho nhiều cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt là khi lợn được nuôi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh hay nguồn thịt không rõ nguồn gốc.
Mức độ kim loại nặng và chất độc hại càng tăng nếu bạn ăn phần tuyến thượng thận của lợn. Thường được gọi là thận nhỏ, nằm ở phía trước và phần trên của thận lợn. Tiêu thụ loại thịt lợn này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy.
Tuyến giáp lợn nằm ở vùng cổ của con lợn, là bộ phận tiết hormone và điều hòa các chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể lợn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng tuyến giáp lợn cũng là nơi dễ dàng tích tụ các chất độc và mầm bệnh.
Theo một nghiên cứu của Food Control Journal năm 2019, tuyến giáp lợn có thể chứa các chất hóa học và vi sinh vật có hại, do tiếp xúc trực tiếp với các hormone nhân tạo hoặc thuốc thú y mà lợn được dùng trong quá trình nuôi dưỡng. Nếu không nấu chín kỹ, tuyến giáp lợn có thể gây ngộ độc, thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngay cả khi nấu chín kỹ, ăn nhiều trong thời gian dài vẫn sẽ gây hại cho cơ thể, tích tụ độc tố và chuyển hóa thành bệnh tật.
Hạch bạch huyết của lợn là những cục màu trắng xám hoặc vàng nhạt, phân bố khắp cơ thể lợn. Chúng chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các mầm bệnh như Salmonella và Escherichia coli có thể tồn tại trong hạch bạch huyết, gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Chưa kể, chúng cũng có mùi hôi và ít dinh dưỡng.
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy, các hợp chất độc hại trong hạch bạch huyết không dễ dàng bị phá vỡ khi nấu ở nhiệt độ cao. Phần thịt thường chứa hạch bạch huyết nhất là thịt cổ lợn. Để bảo vệ sức khỏe, khi đi chợ bạn nên tránh mua thịt cổ lợn, tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn phần thịt này thì trước khi chế biến bạn cần loại bỏ sạch các hạch bạch huyết nhé!
Nguồn và ảnh: The Paper, Eat This