Bạn có thể bị béo bụng, béo đùi,
béo bắp tay, béo mặt,… nhưng đó chỉ là hình dạng bên ngoài thôi. Ít ai xác định
rõ được nguyên nhân việc béo lên của mình. Về cơ bản, bạn sẽ "nặng cân hơn bình
thường" do dư thừa calo hấp thụ dẫn đến cơ thể tự tích tụ lại thành lipit dự trữ
năng lượng. Nguyên nhân tác động đến việc dư thừa này thì đến từ nhiều phía. Hiểu
rõ nguyên nhân và các lí do làm người ta "bị béo" dưới đây, bạn sẽ có lựa chọn
tốt hơn trong quá trình luyện tập và dinh dưỡng để giảm cân đấy!
Dạng 1: Béo do quá căng thẳng
Khi bạn căng thẳng, nồng độ hormone
cortisol trong cơ thể tăng cao dẫn đến tăng mỡ nội tạng quanh các cơ quan, nhất
là dạ dày. Loại béo này thường "tập trung mỡ" ở vùng bụng và là loại béo khá điển
hình của dân văn phòng.
Để giải quyết tình trạng trên,
đương nhiên việc đầu tiên là bạn cần phải giải phóng bản thân khỏi trạng thái
stress. Thư giãn bằng những buổi hẹn gặp bạn bè hoặc một chuyến đi chơi xa sẽ
giúp bạn cân bằng cơ thể và lấy lại động lực.
Thêm vào đó, bạn nên lựa chọn các
loại carbs phức hợp bao gồm ngũ cốc và rau quả trong bữa ăn để thúc đẩy serotonin
trong hệ thống thần kinh trung ương. 1 cốc yến mạch và 1 chút nước ấm là lựa chọn
bạn không nên bỏ qua.
Trên tất cả, nếu bạn béo theo dạng
này thì cũng không nên ép mình với những bài tập cường độ cao. Các bài tập
yoga, dãn cơ hay thiền sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và thoải mái tinh thần
hơn nhiều.
Dạng 2: Béo do nghiện đồ ngọt
Nếu bạn là một người hảo ngọt và
thường xuyên ngốn các loại đồ ăn có đường thì nguyên nhân cho việc béo lên là
quá rõ ràng. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể sản xuất thêm insulin,
cân nặng cũng vì thế mà thay đổi. Trên thực tế, loại béo này và béo do căng thẳng
thường đi kèm với nhau. Người bị stress hay có xu hướng ăn đồ ngọt và những người
thích ngọt thường có xu hướng stress nhiều hơn.
Để hạn chế đồ ngọt, chỉ có duy nhất
cách là bạn ngừng ăn nó. Bạn có thể thêm các gia vị như quế, tỏi, rau kinh giới
và các loại rau thơm để làm giảm glucose trong máu lúc đói.
Về vấn đề luyện tập, dạng béo này
nên thiên về các bài tập cardio với sự ngắt quãng để giúp cơ thể đốt cháy calo
tốt hơn, đồng thời cũng không bị "shock" khi lượng đường trong máu sụt đáng kể
bởi chế độ ăn uống và thể dục.
Dạng 3: Béo do hormone estrogen
Nếu bạn hay bị béo lên ở các vùng
xung quanh hông, đùi thì rất có thể là do lượng hormone estrogen trong cơ thể
đang ở mức quá cao. Đặc biệt, nguyên nhân này còn thường xuyên đi kèm với các
hiệu ứng tiền kinh nguyệt của các bạn nữ như: dễ kích động, trầm cảm, đau nhức,
mệt mỏi, thèm ăn vô độ,…
Để "xử lý" kiểu béo này, bạn nên bổ
sung thêm các loại rau, nhất là rau họ cải như bông cải, súp lơ,… vào thực đơn
hàng ngày. Phytochemical trong các loại rau sẽ giảm tác động của estrogen bao gồm
cả giảm khả năng tăng cân của bạn.
Do béo đùi và vùng xung quanh hông
là biểu hiện chủ yếu của kiểu béo do estrogen nên bạn có thể lựa chọn các bài tập
squat và các biến thể của squat. Bạn nên tập liên tục trong khoảng trên dưới 50
lần/ngày trong 3 ngày rồi nghỉ 1 ngày trước khi bắt đầu 1 chu kì mới.
Dạng 4: Béo do hormone testosterone
Có béo do hormone nữ estrogen,
đương nhiên cũng có béo do hormone nam testosterone. Mỗi người đều có cả 2 loại
hormone này trong người chỉ có điều là số lượng và tỷ trọng sẽ có sự khác nhau
giữa 2 giới. Nếu bạn nhận thấy bụng thì không đến nỗi nhưng phần nách lại tích
tụ nhiều mỡ thừa thì nguyên nhân cao là do cơ thể không sản xuất đủ
testosterone.
Thêm nhiều vitamin D có trong các
loại cá hồi và hoa quả vào chế độ ăn uống của bạn sẽ là một giải pháp lí tưởng.
Bạn cũng nên dành ra 15 – 20 phút mỗi ngày cho việc tắm nắng tự nhiên vào buổi
sáng để cơ thể dễ dàng hơn trong việc tổng hợp vitamin D.
Đối với vấn đề tập luyện, bạn nên lựa
chọn những bài tập cho vùng bắp tay, nhất là tập tạ, vừa cải thiện vùng mỡ bắp
tay và nách, vừa giúp tăng lượng testosterone trong cơ thể.