Ngày 21/4, một nữ sinh trung học tên là Tiểu Mao sống tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã phải vào bệnh viện cấp cứu do thói quen uống 1-2 lít nước ngọt mỗi ngày trong thời gian nghỉ dịch, học sinh phải học trực tuyến ở nhà.
Tiểu Mao bắt đầu có các triệu chứng như sụt cân từ 120kg xuống 100kg, hôn mê, không tỉnh táo và được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ đường huyết cao đạt 41 mol/m3, được chẩn đoán Ketoacidosis tiểu đường (DKA) hay còn gọi là biến chứng nguy hại của bệnh tiểu đường.
Bác sĩ Viên Dương, phó chủ nhiệm khoa nội tiết, bệnh viện Zhongda Hospital, Southeast University cho biết: "Tiểu Mao cảm thấy không khỏe từ nửa tháng trước. Cô nữ sinh càng ăn càng sụt cân và thường xuyên buồn ngủ, tinh thần không tỉnh táo. Chiều ngày 20/4, người nhà cảm thấy sức khỏe của Tiểu Mao không bình thường, khi gọi thì nữ sinh không tỉnh dậy. Rạng sáng ngày 21/4, người nhà đã đưa cô đến bệnh viện cấp cứu".
Bác sĩ Viên Dương, phó chủ nhiệm khoa nội tiết, bệnh viện Zhongda Hospital, Southeast University
Thời điểm đó, kiểm tra nồng độ đường huyết của Tiểu Mao đạt mức cao 41 mol/m3. Nồng độ pH trong cơ thể người bình thường là 7.3-7.4, nhưng lúc đó, nồng độ pH trong cơ thể Tiểu Mao là hơn 7.0, được xác nhận là biến chứng Ketoacidosis tiểu đường có tỉ lệ gây tử vong cao. Nếu bệnh nhân cao tuổi gặp trường hợp tương tự thì nhất định sẽ dẫn đến tử vong.
Hiện tại, Tiểu Mao đã có thể xuống giường và ăn uống bình thường. Thể trạng của Tiểu Mao trước đó vốn có nồng độ đường huyết bất thường, cộng thêm mỗi ngày nữ sinh nạp vào cơ thể thức uống có ga chứa carbon dioxide hòa tan nên bệnh tình diễn biến nghiêm trọng.
Bác sĩ Viên Dương chia sẻ, ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết cao sẽ có phản ứng sinh lý là thích uống nước. Nồng độ đường huyết của Tiểu Mao rất cao nên cơ thể sẽ luôn ở trạng thái thiếu hụt đường và mong muốn được đáp ứng đường trong cơ thể, do đó nữ sinh sẽ có xu hướng thích uống nước ngọt. Tiểu Mao được xem là bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 và có thể trạng mập. Hiện nay, bệnh tiểu đường type 2 không thể điều trị dứt điểm nhưng tình trạng vẫn có thể được kiểm soát tốt và thậm chí người bệnh không cần sử dụng thuốc hỗ trợ. Hiện tại, điều nữ sinh cần làm chính là giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, người dân ở nhà và hạn chế ra đường nên cơ thể sẽ có xu hướng nạp nhiều thức ăn và tiêu hao ít nhiệt lượng. Bác sĩ Viên Dương khuyên các bậc cha mẹ có con học trực tuyến trong mùa dịch nên nhắc nhở các em vận động cơ thể để nâng cao sức khỏe.
Ketoacidosis tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản xuất lượng axit trong máu cao gọi là ketone. Tình trạng phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin. Insulin thường đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đường (glucose) nguồn năng lượng chính cho cơ bắp và các mô khác đi vào tế bào của bạn. Không có đủ insulin, cơ thể bạn bắt đầu phân hủy chất béo làm nhiên liệu. Quá trình này tạo ra sự tích tụ axit trong máu gọi là ketone, cuối cùng dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường nếu không được điều trị.
Các triệu chứng điển hình của nhiễm toan đái tháo đường bao gồm:
- Nôn, buồn nôn.
- Khát nước.
- Lượng glucose máu tăng cao.
- Hơi thở mùi hoa quả.
- Thở sâu (gọi là thở kussmaul) hoặc thở nhanh.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Tim đập loạn nhịp.
- Nhầm lẫn và mất phương hướng.
- Hôn mê.
Các triệu chứng của nhiễm toan đái tháo đường thường tiến triển trong khoảng thời gian 24 giờ nếu nồng độ glucose trong máu trở nên quá cao. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng người bệnh.
Theo Pearvideo