Cuộc sống là bản giao hưởng của các mối quan hệ. Nếu chúng ta luôn bị đè nén cảm xúc trong những mối quan hệ, cuối cùng chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng tâm lý mà không còn sức lực để làm việc.
Khi gặp phải những người lợi dụng ta về mặt tinh thần, chúng ta chỉ có thể tránh xa họ.
Con người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi từ trường xung quanh họ.
Nếu chúng ta luôn bị gắn mác "xấu" và liên tục bị ghét bỏ, tâm trạng tốt và sự tự tin của chúng ta sẽ bị nuốt chửng hoàn toàn.
Một cư dân mạng tên Lang Lang từng kể lại câu chuyện của mình: Khi Lang Lang lên 5 tuổi, anh đã đến thành phố để học và luyện tập piano với một nữ giáo sư. Giáo viên dạy Lang Lang nửa năm, nhưng sáu tháng này lại trở thành cơn ác mộng suốt đời của Lang Lang.
Mặc dù Lang Lang đã luyện tập piano rất chăm chỉ, nhưng anh liên tục nhận về những cái chê bình và lắc đầu từ giáo viên.
Mỗi khi Lang Lang đánh sai một nốt, giáo viên sẽ mắng anh: Em đánh đàn tệ quá. Em không có bất kỳ tài năng nào và cũng không có năng khiếu chơi piano.
Có lần nữ giáo viên còn thẳng thắn với cha của Lang Lang: "Anh nên đưa đứa trẻ về quê đi. Với tài năng của nó thì rất khó trở thành nghệ sĩ piano".
Sau khi nghe xong, Lang Lang khóc và hét lên với cha mẹ: "Con sẽ không bao giờ dám vào đàn piano nữa. Con ghét đàn piano".
Sau sự việc này, Lang Lang đều run rẩy toàn thân mỗi khi nhìn thấy cây đàn piano. Từ một đứa trẻ được nhận xét có thiên phú, Lang Lang từ bỏ ước mơ theo đuổi nghệ thuật.
Sự bóc lột khủng khiếp nhất là sự bóc lột về tinh thần của con người.
Nếu ai đó liên tục hạ thấp bạn, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy tự ti.
Nhiều người thích thú khi tấn công người khác và thể hiện cảm giác vượt trội của mình bằng cách phủ nhận đối phương. Khi ở bên họ, thật khó để không làm xói mòn lòng tự tin của chúng ta.
Một nhà tâm lý học từng nói: Một người liên tục bị phủ nhận cũng giống như đang bị đưa ra xét xử tại tòa án mọi lúc.
Cách tốt nhất để yêu bản thân mình là tạm biệt những người không phù hợp và thoát khỏi những mối quan hệ không lành mạnh.
Hãy tránh xa bất kỳ ai thích phủ nhận bạn.
Tôi có một người bạn: 25 tuổi, anh trở thành chủ của 3 quán cafe lớn. 2 năm sau, anh mở rộng 5 chi nhánh của cửa hàng. 30 tuổi, sự nghiệp của anh lao đao vì dịch Covid-19.
Với tiềm lực tích luỹ từ trước và khả năng kinh doanh, anh hoàn toàn có thể đứng dậy khởi nghiệp lại từ đầu.
Thế nhưng, chỉ hai năm sau anh đã đánh mất hết niềm tin vào bản thân, tiêu sạch số tiền tích luỹ và rơi vào cảnh bài bạc.
Tại sau anh bạn tôi lại rơi vào vòng xoáy này? Hoá ra trong thời điểm Covid-19, anh bạn này sống trong cảnh cách ly, chỉ ở nhà cùng gia đình. Niềm bi quan về tương lai của cha mẹ đã lan sang anh. "Ngày ngày, bố mẹ nói rằng tôi sẽ không thể đứng dậy sau cơn dịch bệnh. Và tôi đã tin rằng bản thân không thể làm được điều gì", anh bạn nói.
Nhiều khi, lý do khiến tình trạng của bạn xấu đi không phải vì bạn có vấn đề gì đó mà là vì bạn đang ở trong một mối quan hệ độc hại.
Mỗi lời họ nói giống như một con dao sắc nhọn đâm vào tim bạn.
Khi bạn ở bên họ, bạn cảm thấy mình thua kém về mọi mặt, trở thành con người hèn nhát.
Từ giờ trở đi, hãy học cách đối xử tốt với bản thân bằng cách rời đi những mối quan hệ chỉ muốn hạ thấp bạn.
Hãy tránh xa những người nói lời tiêu cực và ở cạnh những người trân trọng công sức của bạn.
Khi nhà văn Lâm Thanh Huyền (Trung Quốc) còn học trung học, ông là một chàng trai trẻ nổi loạn. Ông chán nản với việc ở trường đến nỗi thường xuyên trốn học để vào thành phố xem phim và ghé hiệu sách.
Vì thế, ông thường trượt các bài thi ở cuối kỳ. Người thân trong gia đình vô cùng lo lắng về thành tích học tập của ông, còn Lâm Thanh Huyền ngày càng trở nên tự ti và chán nản.
Khi ông quyết định bỏ học, một giáo viên mới tên là Vương Ngọc Thương đã đến lớp. Cô giáo Vương là người cởi mở và lạc quan.
Ngay sau khi năm học mới bắt đầu, cô Vương đã gọi Lâm Thanh Huyền đến nhà mình để làmsủi cảo và nhiệt tình khen ngợi: "Cô đã đọc bài viết của em trên báo rồi. Bài viết thực sự rất hay."
Ăn xong sủi cảo và nói lời tạm biệt, cô Vương còn nói với Lâm Thanh Huyền: "Nếu em có ý tưởng gì thì có thể đến nói chuyện với cô bất cứ lúc nào. Lâm Thanh Huyền, đừng bỏ cuộc nhé!"
Lời khẳng định của cô Vương đã khích lệ Lâm Thanh Huyền rất nhiều, thắp lại hy vọng trong cuộc sống của ông.
Những ngày sau đó, Lâm Thanh Huyền chăm chỉ làm việc, chuyên tâm vào việc học tập và viết lách. Không chỉ có thành tích học tập tốt, ông còn có nhiều tác phẩm được các tạp chí ghi nhận và xuất bản.
Nhiều năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một nhà văn nổi tiếng. Ông từng có chia sẻ: "Ước mơ trở thành nhà văn chính là khúc gỗ trôi dạt giúp tôi không bị chết đuối trong đại dương cuộc sống trung học của mình. Cô giáo Vương là người ngồi trên khúc gỗ trôi dạt cùng tôi và giúp tôi điều chỉnh hướng đi".
Được công nhận và trao những lời khen tặng thực sự có thể khiến một người trở thành người tốt hơn.
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là "Hiệu ứng Pygmalion". Đây là khái niệm dùng trong tâm lý và giáo dục để mô tả tầm ảnh hưởng từ niềm tin, kỳ vọng của người khác với hành vi hoặc hiệu suất một người khác.
Nếu bạn bị bắt nạt hoặc bị xúc phạm, bạn sẽ trở nên khiêm tốn và thiếu tự tin.
Nếu bạn nhận được lời khen ngợi, sự tin tưởng và kỳ vọng, bạn sẽ trở nên tự tin và lạc quan.
Những người coi thường bạn sẽ coi bạn như đá vụn. Những người trân trọng có thể tìm ra điểm sáng của bạn và cho bạn động lực, hướng dẫn để tiến về phía trước.
Chỉ khi ở bên những người trân trọng bạn, bạn mới có thể được vun đắp và phát triển.
Theo Toutiao