Thịt kho là món ăn phổ biến ngày Tết, vừa là cơn ác mộng mà đồng thời cũng là nỗi mong chờ của nhiều người. Nồi thịt kho ngày Tết được nấu to, có khi bằng chiếc nồi to nhất của cả nhà, được nấu bằng 1 đến 2 kg thịt lợn và vài lít nước dừa. Một nồi thịt kho như vậy có khi được ăn "dầm dề" từ ngày này qua tháng nọ, bởi vì giữ được lâu. Tuy nhiên, để giữ được nồi thịt lâu như vậy cũng không dễ, bằng chứng là sự dè chừng cẩn thận của các bà mẹ đối với những chiếc muỗng bẩn của hội mấy đứa con "đểnh đoảng".
Nồi thịt kho Tết, vừa là "ám ảnh" vừa là nỗi mong chờ.
"Mày mà chọt cái muỗng bẩn đấy vào nồi thì mẹ cho mày một mình ăn hết cả nồi đấy nhé" là câu nói mà những đứa trẻ miền Nam thường xuyên nghe vào những ngày này. Đây là một "cuộc chiến bảo vệ nồi thịt" của các bà mẹ trước "sự xâm lăng của những chiếc muỗng bẩn".
Cụ thể, muỗng bẩn ở đây thực ra không phải là muỗng bẩn để mấy ngày chưa rửa, mà bẩn ở đây là muỗng ăn cơm, đã cầm để ăn cơm nhưng vẫn bị những đứa trẻ "đểnh đoảng" dùng để múc thịt kho thẳng từ trong nồi. Các bà mẹ tin rằng hành động này sẽ khiến vi khuẩn thâm nhập nồi thịt, khiến cho thịt mau hư mau ôi. Nhất là trong mùa Tết khi thịt kho thường được ăn kèm cùng các loại rau chua lên men. Trong mắt các bà mẹ thì chỉ cần một cú chạm nhẹ với thế giới bên ngoài cũng đủ làm hỏng nồi thịt kho quý báu. Cả một nồi thịt to như thế mà chỉ vì một chiếc muỗng sẽ nhanh hỏng, không ăn được nữa khiến bỏ phí. Chính vì thế mà nhiều đứa trẻ miền Nam đã phải cẩn thận hết sức trong những ngày này, sợ "dẫm phải bom mìn", khiến các bà mẹ nổi cơn thịnh nộ.
Những tưởng chỉ có nhà mình mới thế nhưng thật ra đây lại là chuyện không của riêng ai. Trong một trạng thái Facebook về chuyện này, nhiều người đã bày tỏ sự đồng cảm và kể lại tình hình "gay gắt" không kém ở nhà.
"Chọt cái muỗng bẩn vào mà để mẹ thấy, mẹ dồn cho ăn cả nồi con nhé!"
"Có bỏ ngay cái thìa ra không thì bảo!"
Nỗi khổ này nào ai thấu...
Mặt khác, có một số người chia sẻ cách đơn giản để giải quyết mâu thuẫn bằng cách chia thịt kho thành hộp nhỏ để ăn hoặc sử dụng một chiếc vá riêng.
Một số người "nhìn xa trông rộng" đã tránh mâu thuẫn như thế này.
Thậm chí, một số người còn nhận được lời giải thích rất khoa học...
Khi bạn có ông nội làm giáo viên dạy toán lý hoá sinh.
Trước tình cảnh gay gắt với những nồi thịt kho của những đứa trẻ miền Nam, có một "người cùng khổ" khác đã chia sẻ:
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
"Dở khóc dở cười" là vậy, nhưng nỗi lo có hơi "thái quá" này của các dì, các mẹ là có lý hết đấy nhé. Ngày xưa mà một mâm cơm có thịt là quý lắm, nên thịt kho Tết còn tượng trưng cho ý nghĩa sung túc, dư dả cả năm. Bạn nào "lạng quạng" làm hỏng cả nồi thì trong mắt các mẹ cũng như là làm hỏng "lộc lá" cả năm. Ngoài chuyện phí phạm hiển nhiên ra thì ý nghĩa này cũng rất quan trọng đấy. Nên là "miền Nam kids" ơi, ráng mà cẩn thận sử dụng vá, muôi sạch để múc, không thì chia làm nhiều phần kẻo hỏng thì uổng lắm đấy nhé!