Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 11:18 04/07/2020

Với sĩ tử Trung Quốc, Gaokao không đơn giản là kỳ thi chuyển cấp mà nó còn là tấm vé vàng, là cơ hội đổi đời của biết bao con người.

Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh đại học được đánh giá khốc liệt bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc dành cho 10,7 triệu thí sinh. Mặc dù yêu cầu học sinh cuối cấp quay lại trường giữa lúc dịch bùng phát nhưng kỳ thi Gaokao vẫn bị lùi trễ hơn 1 tháng so với mọi năm. Ngay cả cái tên Gaokao cũng nói lên tất cả - "Cao khảo'' tức bài kiểm tra có mức độ khó nhất dành cho học sinh.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Để đảm bảo an toàn, các trường học đều phải được phun khử khuẩn vào ngày 3/7. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 2 ngày 7-8/7, kéo dài 9 tiếng.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Khoảng cách giữa thí sinh trong phòng thi tiêu chuẩn là hơn 1m và khoảng cách giữa các thí sinh trong phòng chờ là hơn 2m.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 3.

Ở mỗi điểm thi sẽ dựng lán giám sát việc đo thân nhiệt. Các nhân viên nếu không xét nghiệm axit nucleic sẽ không được vào địa điểm thi.

Trong những ngày này, cả Trung Quốc như ngừng lại khi học sinh bước vào cuộc thi mang tính chất sống còn của cuộc đời. Các công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi giao công, giao thông chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh. Xe cứu thương sẽ luôn túc trực bên ngoài đề phòng có thí sinh suy sụp tinh thần sẽ được đem đi cấp cứu.

Người được điểm cao nhất sẽ được chúc mừng trên bản tin toàn quốc, là niềm tự hào và vinh dự cho cả dòng họ. Những đại học hàng đầu tỉ lệ chọi như ĐH Thanh Hoa có tỉ lệ chọi vào cực thấp, chỉ 1/50.000. Để chuẩn bị cho kỳ thi, học trò phải bắt đầu ôn tập từ hồi 10 tuổi, và đến sát ngày thi việc học 12-18 tiếng/ngày là chuyện hoàn toàn bình thường.

Gaokao thường được so sánh với kỳ thi Keju - kỳ tuyển quan chức triều đình vào thế kỷ 7 ở triều đại nhà Hán. Các ứng viên bị khóa trong phòng kín suốt 3 ngày, vừa làm bài thi vừa ăn ngủ trong đó khiến nhiều người chưa kịp đỗ đã bị hóa điên. Thậm chí, còn có một thần ma gắn liền với các kỳ thi Trung Quốc - Zhong Kui, người tự sát ngay sau khi bị từ chối lần thi đầu tiên.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 4.

Học sinh Trung Quốc ôn thi ĐH từ năm 10 tuổi và sát ngày thi, thời gian học kéo dài 12-18 tiếng là chuyện hoàn toàn bình thường.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 5.

Một trường học thắp nến cho thí sinh ôn thi trong điều kiện mất điện.

Thí sinh bước vào Gaokhao bao gồm 4 môn thi, mỗi môn 3 tiếng: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật ký) và một môn Xã hội tự chọn (Địa lý, Lịch sử, Chính trị). Đề Toán được đánh giá là có độ khó tương đương chương trình cấp đại học ở Anh, còn đề thi luận được coi là sáng tạo bậc nhất thế giới.

Khoảng 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi này hàng năm, nhưng chỉ 2% trong số đó được nhận vào 38 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, và chỉ 0,05% vào được Thanh Hoa và Bắc Kinh – được coi là Oxbridge (Oxford và Cambridge) của Trung Quốc.

Không ít các biện pháp oái ăm đã được áp dụng để tăng khả năng tập trung như uống thuốc trí nhớ, truyền dịch hay thậm chí cha mẹ đặt phòng khách sạn gần trường để con cái nghỉ ngơi giữa các bài thi, tập trung cầu nguyện hay chặn đường quanh điểm thi để hạn chế tiếng ồn. Có những thí sinh nữ vì sợ trùng với kỳ kinh nguyệt đã phải uống thuốc làm chậm kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 6.

Lối vào đông nghịt trước 1 địa điểm thi.

Thở bình oxy, uống thuốc hoãn kinh nguyệt: Kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất sắp diễn ra giữa mùa dịch - Ảnh 7.

Học trò thở bình oxy để có thể tiếp tục học.

Theo nghiên cứu từ sinh viên ĐH Thanh Hoa, kỳ thi căng thẳng chính là trong 93% trường hợp học sinh tự tử. Năm 2017, một trường trung học ở Hà Bắc phải làm hàng rào tầng trên ban công ký túc xá sau khi liên tiếp 2 học sinh nhảy lầu vào thời điểm sắp tới kỳ thi Gaokao.

Có thể thấy ở Trung Quốc, thi đại học không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình và áp lực thành công của bạn bè, thầy cô. Tất nhiên, mỗi người đều có cơ hội thi lại vào năm sau nhưng thí sinh sẽ gặp khủng hoảng nếu liên tục thất bại.

(Nguồn: Sina, Chinanews)