Thêm thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt "gấp bội" so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt

Bảo Nam, Theo TRÍ THỨC TRẺ 10:01 09/05/2021
Chia sẻ

Trong mùa hè, nước rau muống thường được vắt thêm vài lát chanh để tạo vị chua thanh mát, nhưng axit của chanh trong nước canh nóng dễ bị đắng. Thay vào đó, nếu nước canh rau muống được cho vài quả sấu sẽ có hương vị đặc biệt hơn.

Rau muống được mệnh danh là "vua của các loại rau" vì nó dễ mua, dễ nấu và hợp khẩu vị của cả người già lẫn trẻ nhỏ. Theo Đông y, rau muống được coi là "vị thuốc dân dã", có vị ngọt, tính hơi lạnh đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Trong mùa hè, loại rau này được yêu thích vì có tính giải nhiệt rất tốt. Mâm cơm chỉ cần có đĩa thịt luộc, đĩa rau luộc, bát canh rau muống luộc là đã đủ để có một mâm cơm ngon thanh đạm.

Thêm thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt gấp bội so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt - Ảnh 1.

Trong mùa hè, rau muống được yêu thích vì có tính giải nhiệt rất tốt.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong mùa hè, nước rau muống thường được vắt thêm vài lát chanh để tạo vị chua thanh mát, dễ ăn. Sự kết hợp này không hề gây hại nhưng axit của chanh trong nước canh nóng dễ bị đắng. Thay vào đó, nếu nước canh rau muống được cho vài quả sấu sẽ có hương vị đặc biệt hơn. Vị thơm, chua dịu mát của sấu và canh rau muống có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, kích thích tiêu hóa.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cũng cho biết sấu có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum, thuộc họ Đào lộn hột. Quả sấu xanh dùng nấu canh chua, quả chín dùng ăn hay làm mứt sấu. Trong quả sấu có chứa 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1.3% protit, 8.2% gluxit, 2.7% chất xơ, 100mg% canxi, 44mg% phospho, sắt và 3mg% vitamin C. Sấu cũng chính là một vị thuốc chữa bệnh.

Thêm thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt gấp bội so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt - Ảnh 2.

Trong Đông y, sấu là loại quả tính bình, vị chua, chát khi quả còn xanh, ngọt khi chín, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giải độc, giải say rượu, phong độc, nôn do thai nghén… Ngoài dầm trong canh để giải nhiệt ngày nóng, quả sấu còn có thể dùng để điều trị bệnh theo những cách sau.

Những món ăn/bài thuốc trị bệnh từ quả sấu

1. Chữa ho

- Cách 1: Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3-5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

- Cách 2: Cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường, uống trong 3 ngày.

- Cách 3: Lấy 300ml hoa, quả sấu sắc với 100ml nước, chia ra 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa ốm nghén cho bà bầu

Dùng quả sấu nấu canh cùng thịt vịt hoặc cá diếc để ăn. Ngoài ra, có thể dùng quả sấu xanh ngâm đường, làm thức uống sẽ giảm nôn nghén rất hiệu quả.

Thêm thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt gấp bội so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt - Ảnh 3.

3. Chữa nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng

- Cách 1: Lấy vài quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.

- Cách 2: Lấy 4-6g cùi sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng.

- Cách 3: 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày, dùng trong một tuần liền.

4. Chữa say rượu

Dùng 4-6g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả.

5. Tăng cường tiêu hóa

Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.

Thêm thứ này vào nước rau muống luộc sẽ tốt gấp bội so với vắt chanh, trị dứt điểm được nhiều bệnh vặt - Ảnh 4.

Lưu ý khi sử dụng quả sấu:

- Sấu vị chua, chứa nhiều axit nên người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh dùng quả sấu tươi hoặc các đồ uống, món ăn có nhiều sấu. Trong mùa hè, nhiều người thường dùng sấu ngâm làm nước giải khát nhưng cũng cần hạn chế sử dụng thức uống này vì sấu ngâm vốn chứa nhiều đường, nếu uống nhiều sẽ gây tăng đường huyết dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch…

- Tránh ăn sấu khi đang đói vì nó sẽ gây cồn cào trong bụng và hại dạ dày.

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên ăn sấu bởi hệ tiêu hóa của bé còn nhạy cảm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày