Ở Trung Quốc, nhiều trường đại học có các lớp cơ sở được thiết kế riêng để tuyển dụng những sinh viên có năng khiếu ngay từ khi còn nhỏ, và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là một trong những trường đại học như vậy. Ân Hi (Yin Xi) mới 12 tuổi đã trúng tuyển vào trường này với số điểm 572/750, trở thành thần đồng trong mắt nhiều người.
Ân Hi (Yiu Xi) - thần đồng Trung Quốc
Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến lo lắng cho rằng việc thành công quá sớm có thể trở thành gánh nặng và cản trở tương lai sau này của Ân Hi, vậy khi lớn lên cậu sẽ có sự phát triển như thế nào?
Khác với những "thần đồng" toả sáng khi còn nhỏ và vụt tắt khi trưởng thành, Ân Hi còn xuất chúng hơn khi lớn lên. Sau khi vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, anh đã không ngừng học tập, chăm chỉ và siêng năng hơn bao giờ hết. Mỗi ngày, anh đều đến lớp sớm để học. Anh học vật lý với sinh viên khoa Vật lý và học lý thuyết toán học với sinh viên khoa Toán.
Khi 17 tuổi, Ân Hi đã được nhận vào một số trường đại học danh tiếng, trong đó có Harvard, Columbia và Yale. Cuối cùng, anh đã chọn học tại Khoa Vật lý của trường Harvard và trở thành nghiên cứu sinh tiến sĩ trẻ nhất tại đây và sau đó, ở tuổi 31, anh trở thành giáo sư trẻ nhất ĐH Harvard, Mỹ.
Giáo sư trẻ nhất ĐH Harvard, Mỹ ở tuổi 31
Tất nhiên, Ân Hi rất chăm chỉ học tập, nhưng điều đó không có nghĩa là cậu ấy chỉ biết mỗi việc học. Cả bố và mẹ anh đều là người có học thức. Khi còn rất nhỏ, bố mẹ anh đã chuẩn bị cho anh nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị như cờ vây, vẽ tranh, v.v. Ngoài ra, anh ấy sẽ ra ngoài cùng bố mẹ và tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên để mở mang tầm hiểu biết.
Ân Hi cũng là người rất thông minh. Khi còn là học sinh lớp 2, anh đã quan tâm đến môn giải tích ở trường đại học và dành nhiều thời gian rảnh rỗi để học môn này. Gia đình anh rất ngạc nhiên trước hành động của anh. Họ nghĩ rằng anh sẽ khó học phép tính ở độ tuổi của mình và khuyên anh nên học khi anh lớn hơn. Tuy nhiên, Ân Hi vẫn quyết định theo đuổi sở thích của mình, và lòng kiên trì đã mang tới cho anh những bước tiến không ngờ.
Một đứa trẻ chăm chỉ, cần cù đã có công cụ "cần" để giúp chúng đạt được thành công. Ai cũng có thể tiếp nhận tri thức nhưng không phải ai cũng bền bỉ trau dồi và rèn luyện. Để nuôi dạy con thành người chăm chỉ, hãy liên tục áp dụng các phương pháp dưới đây:
Kiên cường là phẩm chất rất quan trọng đối với trẻ, giúp chúng hình thành thói quen không bao giờ chịu thất bại. Khi con mắc lỗi, hãy động viên chúng thử lại. Cứ như vậy, con cái bạn sẽ học được sự kiên cường, không nản lòng, không xấu hổ trước thất bại. Hãy luôn nhắc nhở chúng một phần của thành công đến từ thất bại và một phần của chăm chỉ đến từ hành động thử lại.
Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đối với cha mẹ khi nuôi dạy trẻ. Khi cố gắng rèn luyện đức tính chăm chỉ cho trẻ, phụ huynh hãy để chúng khám phá và tự tìm ra những chiến lược riêng của mình. Mỗi người cần tìm ra phương pháp riêng vì chỉ có như vậy, họ mới thoải mái làm việc.
Mọi phụ huynh đều cảm thấy tự hào, hãnh diện khi con cái đạt được thành công, nhưng đừng dành toàn bộ thời gian để ăn mừng chiến thắng. Bên cạnh những câu chúc mừng, động viên, bạn hãy đan xen nhắc nhở trẻ ghi nhớ về những khó khăn chúng đã trải qua để tiến tới thành công. Ví dụ, khi con bạn ghi được bàn thắng trong một trò chơi, hãy nói với trẻ rằng điều đó không phải ngẫu nhiên xảy ra mà đến từ sự luyện tập không ngừng, nghe lời huấn luyện viên và làm việc nhóm chăm chỉ. Hãy luôn để trẻ thấy sự thành công đến từ nỗ lực rèn luyện và rèn luyện.
Định nghĩa "làm việc chăm chỉ" giữa mọi người rất khác nhau. Để có thể làm việc chăm chỉ, người lớn hay trẻ nhỏ cũng vậy, đều phải tìm thấy niềm hứng thú, sự quan tâm trong các chủ đề và khía cạnh cuộc sống. Bạn hãy bắt đầu dạy trẻ về sự chăm chỉ từ những hoạt động chúng yêu thích.
Trẻ em là những chú vẹt bắt chước theo người lớn từ tính cách đến phong cách sống. Nếu bố mẹ dành cả buổi tối để than phiền về rắc rối trong công việc, xem những chương trình TV vô thưởng vô phạt, trẻ sẽ hình thành tâm lý tiêu cực trước khó khăn. Hãy sống tích cực và cho trẻ thấy sự chăm chỉ, cần cù bạn dành cho gia đình, công việc và cả trong cách nuôi dạy trẻ.