Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật

Gà, Theo Helino 14:19 05/08/2019

Nếu không biết cách xử trí đúng khi gặp người bị động kinh thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường và nhiều khả năng còn gây nguy hiểm tới tính mạng.

Suốt từ hôm qua cho tới hôm nay, cư dân mạng vẫn đang chia sẻ hình ảnh anh cảnh sát cơ động đưa tay vào miệng một em bé bị co giật chạy đi cấp cứu, nhằm mục đích giúp em không tự cắn vào lưỡi mình gây nguy hiểm tới tính mạng.

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 1.

Nạn nhân là một em bé bị co giật khi đang ngồi xem đá bóng ở Nam Định. Mặc dù đây là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhưng không thể phủ nhận, cách xử lý khi đưa tay vào miệng của em bé lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho bệnh nhân. 

Đứng về phương diện sơ cấp cứu, có những điểm không ổn trong bức ảnh này:

1. Cháu bé đang ở tư thế nguy hiểm. Việc bế cháu bé như trong hình chạy khoảng hơn 50 mét làm tăng nguy cơ rơi ngã cháu bé.

Chỉ nói chuyện anh CSCĐ vấp ngã thôi là đã đủ làm tăng nguy cơ chấn thương thêm cho cháu bé rồi. Chưa kể đây là trường hợp cháu bé bị co giật, nguy cơ cháu giật tung khỏi tay người CSCĐ lại càng cao hơn.

2. Cháu bé đang bị nguy cơ phơi nhiễm các bệnh lây qua đường máu. Không biết anh CSCĐ ấy ngoài cơn đau mà anh đã phải cắn răng chịu đựng thì không biết ngón tay của anh có bị chảy máu không?

Nếu có chảy máu, cháu bé đã vô tình tiếp xúc với máu của người anh CSCĐ. Anh ấy là người tốt, nhưng trong y học, mọi việc đều có thể. Nên kiểm tra và theo dõi cho cháu bé nhé!

3. Anh CSCĐ đang bị phơi nhiễm các bệnh lây truyền qua dịch tiết của cháu bé. Cháu bé co giật, nhớt dãi đầy miệng. Anh CSCĐ đã nhét ngón tay vào và nếu ngón tay bị chảy máu thì ngón tay chảy máu đó của anh đã tiếp xúc với dịch tiết hầu họng của cháu bé.

Nói chung, cháu bé cũng là người tốt (khỏe mạnh), nhưng trong y học, mọi việc đều có thể xảy ra. Anh CSCĐ có lẽ cần gặp BS để tư vấn về bệnh người cắn (human bites).

Cơn co giật toàn thể (grand-mal seizures) là một tình trạng co giật cơ tần suất cao và kéo dài. Khi bị co giật, người bệnh thường không nhận thức và làm chủ được bản thân. Đặc biệt, các cơ hô hấp bị giật liên tục và co cứng nên phổi không giãn nở được, từ đó tăng tiết đàm nhớt đường hô hấp và khiến người bệnh không nuốt được, gây sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái...

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 4.

Những cơn co giật như vậy cũng thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi, bị co giật do sốt cao lành tính, thường kéo dài dưới 5 phút và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí đúng thì nó có thể gây nên những biến chứng rất đáng lo ngại.

Cách sơ cứu khi gặp người bị co giật:

- Đầu tiên, hãy thật bình tĩnh và đảm bảo môi trường xung quanh người co giật an toàn. Loại bỏ hết các vật sắc nhọn gần nạn nhân. Bởi người đang co giật thường mất tri thức và không thể kiểm soát được bản thân, có thể tự gây tổn thương tới chính mình hoặc những người xung quanh.

- Bảo vệ đầu người co giật bằng cách kê một vật mềm (như chăn, khăn) dưới vùng đầu.

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 5.

- Tiếp đó, hãy nới lỏng quần áo, những thứ bó chặt quanh cổ, bụng để tránh gây nghẹt thở.

*Chú ý: Tuyệt đối không đưa bất kỳ vật gì vào miệng người co giật, bởi nó không có tác dụng gì mà lại dễ gây nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng, gây hít sặc, nhất là với trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định. Ghi lại thời gian co giật (nếu có thể).

- Để nạn nhân giật một cách tự nhiên, bởi khi đã co giật thì việc ghì đè hay giữ cũng sẽ không thể làm hạn chế sức giật của nạn nhân, thậm chí còn có thể gây chấn thương cho cơ và khung xương khi lực tì đè quá lớn. Thông thường, nạn nhân sẽ hết giật khi hết xung điện phóng ra, qua vùng vận động của não hoặc khi ngừng tuần hoàn (co giật kéo dài có thể gây ngừng thử, ngừng tim).

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 6.

- Khi nạn nhân đã hết co giật, hãy tiến hành kiểm tra xem nạn nhân còn thở, còn mạch đập hay không. Nếu không có mạch hoặc ngừng thở thì cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng cách ép tim thổi ngạt.

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 7.

Nếu có mạch, còn thở thì nhẹ nhàng xoay nạn nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng, tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình.

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 8.

- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng bỏ người ta lại một mình mà cần theo dõi xem nạn nhân đã hồi phục tri giác chưa, có yếu cơ hay liệt không. Tuyệt đối không cho ăn uống gì cho tới khi chắc chắn nạn nhân đã hồi phục hoàn toàn.

- Gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đi cấp cứu trong điều kiện phù hợp.

Những trường hợp có thể gây co giật động kinh mà không được báo trước

Hiện nay, các trường hợp động kinh thường không rõ nguyên nhân nên khiến người bệnh mất cảnh giác. Dù vậy, vẫn có một số trường hợp có thể gây nên cơn co giật động kinh mà chính bạn lại thường chủ quan bỏ qua.

- Do gặp chấn thương sọ não: những cơn va chạm mạnh ở vùng đầu, tai nạn xe hơi hoặc chấn thương tác động đến não có thể gây động kinh mà không báo trước.

- Do mắc bệnh về não: có khối u não, đột quỵ, viêm màng não, áp xe não, u não, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc...

- Gặp chấn thương trước khi sinh.

- Bị rối loạn phát triển: chứng tự kỷ.

- Do gen di truyền từ người thân trong gia đình.

Tất cả những điều bạn cần nắm rõ để nhận biết và cấp cứu đúng cách cho những người lên cơn co giật - Ảnh 9.

Source (Nguồn): British Red Cross