Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau

Ngọc Mây - Hà Duy - Ảnh: Đức Thắng - Clip: Kingpro, Theo Trí Thức Trẻ 14:09 14/11/2018

Đằng sau ánh hào quang của tấm huy chương là những nỗ lực không quản ngày đêm của các bạn học sinh cũng như sự hỗ trợ tận tuỵ thầm lặng của các thầy cô giáo.

Trong kỳ thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tếInternational Olympiad on Astronomy and Astrophysics - IOAA 2018 diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc)đoàn học sinh Việt Nam đã xuất sắc giành được 4 huy chương, trong đó có một giải vàng, một giải bạc và hai giải đồng.

Đón đoàn Việt Nam trở về có ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo các phòng, ban thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, lãnh đạo trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam cùng bạn bè, người thân của các em.

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 1.

Đoàn học sinh Việt Nam đại diện tham gia cuộc thi IOAA 2018 và xuất sắc đem về 4 huy chương

Trần Xuân Tùng đạt HCV ngành Thiên văn đầu tiên ở Việt Nam

5 thí sinh tham gia Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018 của đoàn Việt Nam

Học sinh giành giải vàng là Trần Xuân Tùng (lớp 12 Vật lý 1). Thí sinh được giải bạc là Hồ Phi Dũng (lớp 11 Vật lý 1). Hai giải đồng thuộc về Lê Trần Đạo và Nguyễn Tô Vĩnh Huy (lớp 12 Vật lý 1), tất cả đều học trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Với kết quả trên, đoàn học sinh Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 10 trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự IOAA và là lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng. 

Tấm huy chương vàng đầu tiên về thiên văn ở Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 4.

Bạn Trần Xuân Tùng cùng gia đình

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 5.

Cậu bạn điển trai Hồ Phi Dũng - chỉ mới học lớp 11 nhưng đã đem về tấm huy chương bạc sau cuộc thi

Trên thực tế, ngành vật lý thiên văn vẫn còn là một ngành hết sức mới mẻ và chưa có nhiều sự đầu tư tại Việt Nam. Thế mới thấy, để đạt được kết quả như ngày hôm nay, đằng sau ánh hào quang là những nỗ lực không quản ngày đêm của các bạn học sinh cũng như sự hỗ trợ tận tuỵ thầm lặng của các thầy cô giáo.

Trong buổi lễ chào đón các bạn trở về quê nhà ở sân bay Nội Bài, cô Bùi Thị Minh Nga (Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở GD&ĐT Hà Nội), đồng thời là trưởng đoàn dẫn các bạn đi thi tại Trung Quốc đã có lời chia sẻ rất thật lòng về những khó khăn của cả đoàn trước khi vươn tay chạm được vào tấm huy chương.

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 6.

Cô Bùi Thị Minh Nga chia sẻ về những khó khăn cả đoàn gặp phải trong cuộc thi lần này

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 7.

Ông Lê Ngọc Quang- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chúc mừng các gia đình có con em đạt giải

Được biết, ngày đầu tiên khi vừa bước chân tới sân bay, dưới cái rét căm căm 2 độ tại Bắc Kinh, cả đoàn đã gặp trục trặc khi người hướng dẫn không thể ra đón như dự kiến. May mắn thay, nhờ sự giúp đỡ rất kịp thời và nhiệt tình của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, mọi người đã được sắp xếp chu toàn ở lại đại sứ quán.

"Trong số 39 quốc gia và khu vực tham dự, có nhiều nước rất phát triển về Vật lý thiên văn, Thiên văn học, Vũ trụ như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Canada, Ấn Độ... Các thí sinh nước họ hầu hết đến dự thi với tâm trạng hồ hởi, phấn khởi và tràn đầy tự tin. Những lúc ấy chúng tôi chỉ còn biết động viên các cháu phải vững vàng và tin vào bản thân mình", cô Nga chia sẻ.

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 8.

4 bạn học sinh đoạt giải chụp ảnh cùng thầy cô giáo trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi năm nay do phía Trung Quốc đưa ra được đánh giá là rất khó. Các thầy cô khi thảo luận đề đều nhận định, năm nay đề khó hơn hẳn so với mọi năm.

Nhờ thành tích vượt bậc tại cuộc thi lần này, đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã đề nghị đứng ra tạo điều kiện cho học sinh Việt Nam qua trao đổi tại Viện Vật lý thiên văn tại Thường Xuân (Trung Quốc) - hiện đang được công nhận là viện thiên văn số 1 thế giới.

Đây quả là một tin vui và cơ hội mới dành cho các bạn trẻ đam mê thiên văn vũ trụ, đồng thời cũng là bước đi quan trọng cho sự phát triển của ngành vật lý thiên văn tại Việt Nam.

Cô Lê Thị Oanh - hiệu trưởng trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam chia sẻ: "Đây là niềm vui không thể diễn tả bằng lời. Kết quả này là trong mơ vì học sinh của chúng ta không mạnh về thiên văn học và vật lí thiên văn. Môn học này, các học sinh không được học trong trường phổ thông và cũng chỉ có chút ít thời gian để chuẩn bị cho kì thi."

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 9.

Thầy Phạm Vũ Lộc - Nghiên cứu viên tại Viện khoa học công nghệ Việt Nam

Anh Phạm Vũ Lộc - Nghiên cứu viên tại Viện khoa học công nghệ Việt Nam, Huấn luyện viên phần thực hành của đội tuyển năm nay chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất là ở Việt Nam đang thiếu cơ sở vật chất, đặc biệt là những kính thiên văn tốt để học sinh có cơ hội làm quen, tiếp cận một cách trực quan, rõ ràng nhất.

Vai trò của ngành Thiên văn trong các trường Đại học chưa hề cao cũng là một cản trở lớn . Số lượng người nghiên cứu thiên văn chuyên sâu không nhiều nhưng mình nghĩ cơ hội để cống hiến và toả sáng là luôn có.

Mình hoàn toàn tin tưởng những bạn trẻ như thế này dù có đi học ở đâu, sau này cũng sẽ về nước và có những đóng góp tích cực cho ngành này ở Việt Nam."

Thầy Phạm Vũ Lộc - Nghiên cứu viên tại Viện khoa học công nghệ Việt Nam chia sẻ về cơ hội của ngành Thiên văn ở Việt Nam

Tấm Huy chương Vàng đầu tiên của ngành Thiên văn Việt Nam và câu chuyện về hành trình chẳng dễ dàng phía sau - Ảnh 11.

Thầy Lê Mạnh Cường, giáo viên tổ Vật Lý trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam

Thầy Lê Mạnh Cường, giáo viên tổ Vật Lý trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, lãnh đạo đội tuyển Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018 cho biết: "Năm nay do bên Trung Quốc công bố lịch thi muộn, chỉ có 2,5 tháng để đoàn Việt Nam bắt tay vào ôn luyện.

Cả thầy và trò đã có nhiều đêm thức trắng, phải bay vào tận Nha Trang để tập huấn, quan sát các chòm sao. Phải chờ những hôm trời lạnh, có gió, không mây mới có thể quan sát được bầu trời. 

Mình hy vọng ngành này sẽ phát triển hơn ở Việt Nam, được hỗ trợ nhiều hơn để các em tham gia kỳ thi có thể đủ điều kiện tham gia những kỳ thi như thế này."