Đối phó với thủ phạm khiến bạn bị tiểu rắt

Khang Du - Theo PLXH, Theo 00:00 07/04/2011
Chia sẻ

Tiểu rắt (tiểu không kiểm soát í) luôn là một trường hợp rất phiền toái và khiến bạn thiếu tự tin. Có thể nguyên nhân chính là do các thủ phạm sau đây.<img src='/Images/EmoticonOng/12.png'>

Thủ phạm số 1: Cơ sàn chậu không đàn hồi

Do cơ sàn chậu hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo suy yếu vì thế khi bạn cười, các cơ co thắt giữa niệu đạo và bàng quang không được giữ chặt như thông thường khiến nước tiểu rò rỉ.

Những điều nên làm: Tập một lịch đi vệ sinh đều đặn để tạo ra thói quen cho bàng quang và giúp nó không rò rỉ bất ngờ. Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên tham gia một lớp vật lý trị liệu tăng cường sàn chậu.



Thủ phạm số 2: Chạy nhảy và tập thể dục quá sức

Nếu bạn bị tiểu rắt trong quá trình tập thể dục đó có thể là do cơ thể không kiềm chế được căng thẳng trong quá trình luyện tập gắng sức.

Những điều nên làm: Không uống quá nhiều nước trước khi tham gia các hoạt động mạnh như thể dục thể thao. Thực tế, các cô nàng thường mắc tình trạng này phổ biến hơn các đầu đinh, do đó, bạn có thể sử dụng tampon như một phương pháp tạm thời.

Về lâu dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các bài tập Kegel để cải thiện sức mạnh của các cơ hỗ trợ bàng quang.

Thủ phạm số 3: Uống trà và cà phê

Cà phê và trà cũng là một chất kích thích gây lợi tiểu cho bàng quang. Vì thế, nếu bạn mắc bệnh tiểu rắt thì cần phải suy nghĩ đến thức uống này.

Những điều nên làm: Uống thêm nhiều nước lọc sau khi dùng trà và cà phê. Hạn chế uống hai món này vào buổi sáng nếu bạn không thực sự cần thiết. Và trên hết, không nên lạm dụng hay thức uống này nhé.

Thủ phạm số 4: Dùng thuốc trị bệnh

Thuốc có tác dụng thư giãn cơ bắp cho các bộ phận khác trên cơ thể có khả năng vô tình “thư giãn” tính chặt chẽ của cơ bàng quang và niệu đạo. Bên cạnh đó là một số thuốc có nguy cơ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Ví dụ như thuốc lợi tiểu chứ bumetanid, furosemide, spironolactone…; thuốc chống trầm cảm có tác dụng kháng acetylcholin; thuốc ngủ chứa lorazepam, diazepam, flurazepam…

Những điều nên làm: Đọc kĩ thước dẫn sử dụng của các loại thuốc, kiểm tra tác dụng phụ của thuốc nếu có. Nếu thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến thói quen đi vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.


Thủ phạm số 5: Nhiễm trùng đường tiểu (UTIs)

Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang,  gây tiểu rắt. Triệu chứng thường gặp của các bệnh này là ngứa, bỏng rát, chảy nước, có mùi hôi vùng kín.

Những điều nên làm: Bạn cần được xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm UTIs để có cách thức điều trị phù hợp.

Thủ phạm số 6: Mặc quần quá chật

Mặc quần rộng rãi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và âm đạo trong khi mặc quần quá chật thì có thể gây tác dụng ngược lại, nhất là loại quần jean bó sát.

Những điều nên làm: Chọn một chiếc quần jean vừa phải, không quá chật. Chọn quần có thành phần cotton thay cho nylon và thành phần nên có lycra nhé.


Thủ phạm số 7: Táo bón

Các trực tràng và đại tràng nằm gần bàng quang và chia sẻ cùng các dây thần kinh. Khi bạn táo bón, các dây thần kinh hoạt động quá mức có thể khiến bạn tiểu rắt.

Những điều nên làm: Tránh trường hợp này chỉ cần bạn tránh được tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, thực hiện một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau, uống nhiều nước vào nhé.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày