Teen đừng chủ quan với nhiễm trùng đường tiểu!

Ms.Cà chua, Theo 10:00 17/01/2010
Chia sẻ

Hàng ngày cơ thể phải thải ra các chất không cần thiết thông qua nước tiểu, do vậy càng phải quan tâm đến việc vệ sinh phòng tránh các bệnh về đường tiểu một cách đúng nhất!<img src='/Images/EmoticonOng/02.png'><img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (hay bọng đái), và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo để ra ngoài khi tiểu).

Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây. Tất cả các đối tượng đều có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu.

Nguyên nhân:

Mặc dù hệ tiết niệu có cấu trúc để tránh nhiễm trùng, tuy nhiên bất chấp những bảo vệ đó nhiễm trùng vẫn có nhiều khả năng xảy ra.

Thông thường nhiễm trùng tiểu thường do cùng một loại vi khuẩn: Escherichia coli (E.coli), mà khi bình thường chúng sống ở ruột. Hầu hết các trường hợp, ban đầu vi khuẩn đi đến niệu đạo, khi vi khuẩn nhân lên là lúc nhiễm trùng xảy ra. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở niệu đạo, bang quang hoặc có thể đi xa hơn đến niệu quản và nặng nhất là gây nhiễm trùng thận.

Những vi sinh vật có tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây nhiễm trùng tiểu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm trùng này có khuynh hướng giới hạn ở niệu đạo và hệ sinh dục. Không giống như E.coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua đường tình dục và việc điều trị nhiễm trùng cần phải bao gồm luôn cả 2 đối tượng.

Biểu hiện của bệnh:

- Muốn đi tiểu thường xuyên cảm giác đau, nóng rát ở khu vực bàng quang hay niệu đạo trong khi đi tiểu, chỉ tiểu được một lượng nhỏ, nước tiểu thường đục hoặc có màu trắng như sữa, hoặc thậm chí có màu đỏ kèm theo sự xuất hiện của máu

- Thường ít khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, run rẩy toàn thân và cảm thấy đau khi không đi tiểu

- Đối với XX thường cảm thấy có áp lực khó chịu phía trên xương mu, còn ở XY thì cảm thấy đầy ở trực tràng

- Khi nhiễm trùng đi lên đến thận gây sốt, đau ở lưng hoặc bên hông ngay dưới sườn và nôn ói. 

Những lời khuyên:

Theo nghiên cứu hiện nay có 50-80% người trưởng thành có ít nhất 1 lần nhiễm trùng tiểu trong đời. Do đó chúng ta càng không nên chủ quan về loại bệnh tưởng chừng như đơn giản này

Đối với người lớn nên dùng nước sạch để vệ sinh “cậu nhỏ” và “cô bé”, hạn chế dùng những dung dịch kháng khuẩn mạnh vì nó sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi ở đây và biến khu vực này trở nên nhạy cảm. 

Vệ sinh vùng kín sau khi đại tiện hoặc quan hệ cần theo nguyên tắc từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn qua. Ở nơi công cộng bạn cũng không được sử dụng giấy vệ sinh hay ngồi trực tiếp lên bàn cấu bởi đó là cơ hội cho bạn lây nhiễm vô số loại vi khuẩn. 

Không nên nín tiểu vì giữ nước tiểu lâu trong bàng quang cũng là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Đồ lót nên dùng hàng cotton, tránh mặc bó sát và phải thay hàng ngày.

Một điều đơn giản mà quan trọng là chúng ta phải uống đủ nước để thận có cơ hội lọc hết chất thải

Bạn có thể dùng những trái cây chứa nhiều vitamin C hoặc uống nó. Đây là vitamin làm tăng cường miễn dịch của cơ thể nhằm tăng sức đề kháng với vi khuẩn.  
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày