5 bước xác định thời gian ngủ "chuẩn" cho bản thân

PLXH, Theo 00:00 05/08/2010

Khái niệm ngủ một ngày 8h chỉ là con số trung bình thui nhé! Bạn nên xác định thời gian ngủ chính xác để phù hợp với sức khỏe và thể trạng của bản thân đấy!<img src='/Images/EmoticonOng/23.png'>

Bước 1: Chọn thời gian để ngủ thử nghiệm nào

Bạn dành hẳn cho mình 2 tuần liên tục để tiến hành thử nghiệm về giấc ngủ nhé. Hai tuần này phải là 2 tuần rất bình thường đối với bạn đấy. Có nghĩa là 2 tuần này bạn làm việc, học tập, vui chơi thể thao ở mức độ trung bình như đa số các khoảng thời gian khác trong năm.


Đừng chọn một tuần rảnh rỗi mà bạn đang nghỉ miết ở nhà hay một tuần học tập điên đầu vì thi cử nhé. Vì nó không mang tính đại diện để tiến hành thử nghiệm được. Việc bạn chọn khoảng thời gian càng hợp lý thì kết quả sẽ càng chính xác đấy.

Bước 2: Chọn một giờ đi ngủ

Sau khi đã có 2 tuần tiến hành thử nghiệm, bạn hãy bắt đầu chọn một giờ đi ngủ cho mình. Mốc thời gian này bạn nhớ phải nghiêm chỉnh áp dụng trong vòng 2 tuần ấy đấy.

Ví dụ bạn chọn 22 giờ là thời điểm đi ngủ thì trong suốt 2 tuần bạn phải hoàn tất mọi việc và lên giường chuyên tâm vào giấc ngủ mà thôi. Đối với những bạn đã có một giờ đi ngủ cố định thì việc này khá dễ dàng.


Đối với một số khác, bạn cố gắng chọn một thời điểm trung bình khi bạn có thể lên giường nghỉ ngơi và ngủ không lâu sau đó. Đừng chọn một thời điểm quá sớm và rồi nằm thức hay đợi rất buồn ngủ mới chịu lên giường nhé!

Bước 3: Ngủ cho đến khi thấy khỏe hẳn

Việc bạn cần làm tiếp theo rất đơn giản: đó chính là ngủ. Ngủ cho đến khi cơ thể bạn tự động thức dậy nhé. Tuyệt đối không sử dụng đồng hồ báo thức hay bất cứ công cụ mang tính “cưỡng bức và quấy rối” nào để đánh thức nhé. Việc để cơ thể tự do ngủ cho đến khi khỏe khoắn sẽ biết được nhu cầu ngủ chính xác của bạn là bao nhiêu. Ở mỗi người, nhu cầu này khác nhau. Vì tùy theo thể trạng và mức độ lao động mà cơ thể mất một khoảng thời gian riêng để phục hồi.


Lưu ý, ngủ cho đến khi bạn tự giật mình thức dậy nhưng điều này không có nghĩa là áp dụng cả cho tình trạng mèo lười ngủ nướng đâu nhá. Nếu khi bạn thức dậy, vệ sinh buổi sáng, cơ thể cảm thấy tỉnh táo và bắt đầu đói bụng thì bạn đã thức dậy đúng lúc rồi đấy. Nếu vẫn còn mệt mỏi và không thể tập trung công việc sau khi vệ sinh buổi sáng có nghĩa là bạn còn thiếu ngủ, lúc này ngủ thêm một tí cũng không sao.

Bước 4: Lấy con số trung bình

Sau 2 tuần tuân thủ thời điểm đi ngủ và ghi chép lại giờ thức giấc tự nhiên của cơ thể, bạn bắt đầu tính con số trung bình cho mình. Cách tính thì rất dễ dàng bạn ạ. Bạn cộng tổng số giờ mình ngủ buổi tối trong hai tuần và chia cho 14 ( à số ngày của 2 tuần ấy mà). Bạn đã có một con số rồi đấy. Đó chính là số giờ ngủ cần thiết cho riêng bạn.


Bạn còn một chút lo lắng về việc thả trôi cho cơ thể ngủ vô tư trong thời gian thử nghiệm sẽ khiến bạn dậy trễ phải không nào? Vậy thì hãy thử nghiệm vào dịp hè nhé. Sau khi biết kết quả, bạn sẽ từ từ điều chỉnh giờ đi ngủ lại cho phù hợp với khung giờ dậy sớm của năm học mới. Vậy là an tâm rùi!

Bước 5: Sắp xếp lại lịch trình sinh hoạt

Sau khi đã có kết quả thí nghiệm của chính mình. Bạn nên sắp xếp lại thời gian đi ngủ cho phù hợp với thời điểm cần thức giấc. Bình thường bạn có thói quen làm “cú mèo” tới tận 2 giờ sáng thì hôm sau dậy muộn là điều tất nhiên.


Nếu bạn muốn dậy sớm cho kịp giờ đi học hay không bị bố mẹ phàn nàn thì bạn nên biết nhu cầu ngủ của mình và bắt đầu tập đi ngủ sớm lại. Việc tập ngủ sớm cũng mất một khoảng thời gian. Vì thế, bạn nên điều chỉnh hoạt động lại càng sớm càng tốt. Cố gắng tập cho mình một thói quen nghỉ ngơi thật khoa học để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!