Sự thật đằng sau những khung hình chụp cá mập cận cảnh, đẹp rúng động nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm

Skye, Theo Helino 09:06 17/03/2018

Nhiều người thường tự hỏi là làm thế nào để các nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh cá mập ở cự ly gần mà không sợ bị tấn công đến vậy? Tất nhiên là cũng có kỹ thuật và sự giúp đỡ của công cụ cả.

Những bức ảnh chụp thiên nhiên luôn khiến người xem cảm giác ấn tượng trước sự xông pha gan dạ của người nhiếp ảnh: Bất chấp nanh vuốt của những loài thú săn mồi hung tợn hay địa điểm hiểm trở, các nhiếp ảnh gia vẫn cố gắng để cho ra đời bức ảnh tuyệt đẹp. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những bức ảnh đó là gì? Ví dụ như câu chuyện của một bức ảnh cận cảnh cá mập dưới đây. 

Hóa ra, không phải cứ lao xuống biển, cầm máy ảnh là bạn sẽ có một bức ảnh để đời với cá mập. Để chụp được bức ảnh cá mập đẹp, bạn phải trang bị rất nhiều thiết bị bảo vệ an toàn để tránh rủi ro dưới đáy biển.

Sự thật đằng sau những khung hình chụp cá mập cận cảnh, đẹp rúng động nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 1.

Những người chụp ảnh ở trong lồng sắt để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Nhiếp ảnh gia John Maher - một chuyên gia về an toàn biển sống tại La Jolla, California, Mỹ cho biết, để có thể chụp được ảnh cá mập ở cự ly gần như vậy, họ phải đứng trong những lồng sắt cực kỳ chắc chắn. Mới đây, ông và nhóm của mình đã có chuyến đi chụp ảnh tại vùng đảo Guadalupe, Mexico.

"Khi chúng tôi tới nơi, một chiếc lồng sắt được thả xuống độ sâu 12m".

"Chúng tôi đã mất 3 ngày lặn trong lồng sắt để cố gắng chụp ảnh những con cá mập. Tôi phải mất khoảng 8 giờ một ngày dưới nước, chụp ảnh và nghiên cứu về những con cá mập trong dự án của mình. 

Sự thật đằng sau những khung hình chụp cá mập cận cảnh, đẹp rúng động nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 2.

Thông thường, họ sẽ ở đó khoảng 8 tiếng/ngày để chụp ảnh cá mập.

"Chúng tôi ở dưới độ sâu 12m. Theo những gì tôi biết, con cá mập mà tôi nhìn thấy là một trong những cá thể cá mập trắng lớn nhất mà tôi từng thấy. Nó thực sự đẹp và to lớn. Con cá mập trắng cứ bơi vờn quanh chỗ chúng tôi. Dù khá sợ hãi nhưng tôi đoán là con cá mập không có ý định tấn công hay làm gì ai cả".

"Tôi tính nó dài khoảng 6m. Cá mập trắng trưởng thành thường ăn sư tử biển".

"Tôi cảm thấy cực kỳ choáng ngợp khi chụp những bức ảnh. Từ lâu, tôi đã có tình yêu với động vật và cá mập trắng là một trong những loài như vậy. Công việc chụp dưới nước vất vả hơn trên bờ rất nhiều và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để cho ra đời những bức ảnh hay thước phim ấn tượng, bạn thực sự phải chấp nhận rằng có thể bị thương".

Đây là một trong những địa diểm được những người yêu thích cá mập thường xuyên lui tới quanh năm vì tập trung đàn cá mập lớn. Những người yêu nhiếp ảnh động vật cũng hay tới đây để có thể cho ra đời những bức ảnh ấn tượng. Tuy nhiên, không phải ai muốn cũng có thể chụp được những bức ảnh cá mập xuất sắc.

Sự thật đằng sau những khung hình chụp cá mập cận cảnh, đẹp rúng động nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 3.

Chụp ảnh cá mập chưa bao giờ là công việc đơn giản và tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Sự thật đằng sau những khung hình chụp cá mập cận cảnh, đẹp rúng động nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm - Ảnh 4.