Tưởng khó nhưng hóa ra dễ và chỉ thông qua vài cú điện thoại, thương vụ
Công Vinh về xứ Nghệ được các bên xác nhận và thông báo với giới truyền
thông. Rõ ràng, quê hương và những mối quan hệ thân thiết ảnh hưởng rất
lớn đến việc hợp tác giữa
Công Vinh và SLNA. Nhưng, điều tiên quyết
trong bản hợp đồng này lại không nằm ở
Công Vinh hay SLNA mà chính là
CLB BĐ Hà Nội.
Trong quá khứ, giữa các đội bóng của bầu
Kiên và SLNA có mối quan hệ rất
thân thiết. Đội bóng xứ Nghệ trong cơn khủng hoảng thừa đều điều quân
ra Hà Nội để bầu
Kiên bố trí vào các đội bóng khác nhau do ông quản lý.
TGĐ
Nguyễn Hồng Thanh cùng rất nhiều cầu thủ xứ Nghệ khác cũng đã có
thời gian làm việc cho bầu
Kiên nên mối quan hệ tình cảm là rất đặc
biệt.
Ông
Thanh về lại với quê hương từ năm 2010 nhưng đôi bên vẫn duy trì mối
quan hệ tình cảm. Vì những thứ đặc biệt đó nên khi cả
Công Vinh và SLNA
đặt vấn đề, người đại diện của bầu
Kiên ở CLB BĐ Hà Nội đã vui lòng
chấp nhận. Giá tiền SLNA phải trả để sở hữu
Công Vinh trong 1 năm dù
không tiết lộ, nhưng theo tìm hiểu, chỉ gọi là cho có và rất “hữu nghị”.
Thực ra, nếu nghĩ đơn thuần về quyền lợi vật chất thì CLB BĐ Hà Nội vẫn
có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề của
Công Vinh. Tuy
nhiên, họ đã gật đầu với SLNA, vì là đối tác thân cận và có những liên
quan về hậu trường khó lý giải.
Như vậy, có thể thấy, dù
Công Vinh xác định chuyến hồi hương lần này với
nhiều ý nghĩa về mặt tình cảm nhưng để nó diễn ra thuận tình, tiền đạo
này cũng như SLNA, điều mang ý nghĩa quyết định lại nằm ở phía CLB BĐ Hà
Nội, nơi đã không màng đến những quyền lợi khác để giải phóng cho
Công
Vinh.
Khi
Công Vinh ra đi khỏi SLNA thì cũng là lúc, một đàn em khác, rất
triển vọng được đẩy lên đội 1 và mang chiếc áo số 9 mà cựu tiền đạo HN
T&T để lại. Thời điểm ấy, người ta ví von rằng, chiếc áo mà
Trọng
Hoàng mặc còn quá rộng, ý nói rằng, chưa thể thay thế được vai trò của
người đi trước. Nhưng 5 năm sau,
Hoàng đã chững chạc và đang được lãnh
đạo SLNA xây dựng thành biểu tượng mới khi
Huy Hoàng rút lui vào hậu
trường.
Tuy nhiên, đùng một cái,
Công Vinh trở về và có thông tin rằng,
Hoàng sẽ
phải nhường lại chiếc áo số 9 cho đàn anh. Thời điểm ấy, nếu không khôn
khéo giải thích về lý do mang chiếc áo số 89 (
Công Vinh cho rằng, anh
về SLNA ở những thời điểm cuối cùng của việc đăng ký danh sách nên chọn
số áo 89) thì không biết dư luận sẽ còn bình bán thế nào nữa, xung quanh
“cuộc chiến” chiếc áo số 9. Nỗi lo ngại về những “mâu thuẫn” ở phòng
thay đồ “bỗng” trở nên có cơ sở.
Thực ra, vai trò của
Trọng Hoàng ở SLNA là khó thay thế. Anh đã chấp
nhận hy sinh, cống hiến thì không ai bỏ qua vai trò và rồi sớm muộn gì,
biểu tượng ở sân Vinh cũng thuộc về anh. Với
Công Vinh thì khác, khi trở
về, anh xác định để tìm lại những gì đã mất trong thời gian qua và có
thể cống hiến phần còn lại của sự nghiệp cho đội bóng quê hương. Còn
những việc khác, chắc chắn
Vinh không tính tới, bởi trả lời phỏng vấn,
Công Vinh đã xác định, không ở Nghệ An lâu dài, bởi vợ anh là ca sỹ
chuyên nghiệp, phải ở những trung tâm lớn hơn cho thuận tiện.
Sự xuất hiện trở lại của
Công Vinh được lãnh đạo
CLB nhìn nhận là mang nhiều yếu tố tích cực, cả về chuyên môn lẫn hậu
trường. Việc của
Công Vinh khác, của
Hoàng khác, nó không liên quan gì
đến nhau. Nó cũng lý giải vì sao,
Công Vinh chỉ chọn số áo 89 mà không
giành lấy áo số 9 dù
Trọng Hoàng có ý nhường.