Vài ngày gần đây nhiều bệnh viện lớn tại Hà Nội tiếp nhận hàng trăm ca bệnh mắc dịch sốt xuất huyết, trong đó có nhiều ca cực nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Điều đó cho thấy, tình trạng bệnh sốt xuất huyết đang ngày gia tăng và có diễn biến phức tạp hơn.
Cần hiểu rằng, sốt xuất huyết là căn bệnh gây ra bởi virus Dengue có trong muỗi vằn sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Với tốc độ lây truyền virus Dengue nhanh nhất thế giới, khoảng 40% dân số thế giới đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm này.
Theo thống kê của WHO, trên thế giới có khoảng 2,5 - 3 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành. Mỗi năm số người mắc bệnh sốt xuất huyết lên tới 50 - 100 triệu người, tỷ lệ tử vong đạt mức 2,5%.
Hiểu đơn giản, sau khi hút máu người này, muỗi cái (chỉ có muỗi cái mới hút máu) có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người khác.
Nhưng không chỉ có vậy, virus vẫn sẽ tồn tại trong tuyến nước bọt của muỗi 8 - 10 ngày rồi sau đó truyền bệnh khi đi đốt người.
Trong vòng 1 ngày kể từ khi bị muỗi đốt, nạn nhân sẽ trải qua những trận sốt li bì, lên tới 41 độ C, những cơn đau đầu, đau mỏi người, buồn nôn, nôn, nhức mắt liên tục. Tình trạng sốt này sẽ kéo dài liên tục khoảng 3 - 5 ngày.
Tuy nhiên, cùng với sốt cao, hiện tượng chảy máu bên trong - hay xuất huyết nội có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Cùng với đó, tình trạng thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch (thường kéo dài 24 - 48 giờ) cũng ghé thăm, gây tràn dịch màng phổi, phù nề mi mắt, gan to... Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì...
Nếu không được chữa trị kịp thời, virus Dengue sẽ nhanh chóng phá hủy tiểu cầu, khiến nạn nhân không ngừng chảy máu trong, và có thể sẽ chết trong vòng chưa tới 24h nếu thể trạng không tốt.
Chính vì thế, khi có các dấu hiệu điển hình là đau đầu, đau mình, sốt 39 - 40 độ trong 2 ngày trở lên, xuất huyết thì bạn nên đi khám ngay để có phác đồ điều trị.
Nguồn: IFLScience