Xưa đi học cặp sách ai cũng nặng 6, 7kg, toàn sách vở bút thước. Nay đi học mỗi người 1 chiếc điện thoại, ipad, cùng lắm là có thêm cuốn vở mỏng trên tay. Mỗi lần thầy cô chiếu slide hay viết bảng là ở dưới lại một loạt nhoi nhoi chụp ảnh. Cả đống kiến thức của nguyên kỳ học không nằm trong cuốn vở nào mà nằm tất tần tật trong album ảnh của điện thoại.
Thậm chí một cô giáo dạy môn Phân tích Báo cáo Tài chính tại một trường Đại học ở Hà Nội còn nhận xét rằng: "Các anh các chị toàn học theo kiểu 3C: Chơi-Chụp-Chép. Lúc học thì chơi, không ghi bài thì chụp, còn kiểm tra thì bắt đầu chép lấy chép để tài liệu."
Bạn có thấy hình ảnh này quen thuộc ở lớp học không?
Thậm chí còn giả vờ đưa máy lên chụp nhưng thực ra là chơi game như thế này! (Ảnh: Tâm Lê Minh)
Tuy nhiên, nhìn chụp chụp ra cái vẻ chăm chỉ như vậy nhưng chẳng ai về xem lại mình đã chụp những gì đâu. Thậm chí khi máy báo đầy bộ nhớ còn tiện tay xóa đi chẳng một chút tiếc thương.
Kim Bắc: "Lớp 12 mình chụp mấy trăm tấm và không bao giờ coi lại. Lúc nào cũng phải mượn tập tụi bạn chép bài, thi Đại học xong xóa muốn hư máy mới hết."
Thúy Nguyễn: "Hồi cấp 3 không chịu chép văn. Xong cuối cùng lại mượn vở photo. Lên đại học thì chụp nhiều rồi đến lúc thi thì in ảnh."
Huyền Nguyễn: "Chụp đã là gì, hồi đó mình đi làm thêm sáng mệt quá, chiều nào đi học cũng bật ghi âm hết, chưa bao giờ chép bài."
DT Hương Sen: "Trên lớp tự nhủ sẽ về nhà chép và xem lại nhưng gần 2 tháng đi học mình chưa bao giờ mở ra để xem."
Bùi Thanh: "Mình còn bị giảng viên trừ điểm chuyên cần vì lần nào cũng thấy giơ điện thoại lên chụp, không chép bài."
Không thể phủ nhận việc chụp điện thoại bài giảng khá nhanh và tiện tuy nhiên nó hình thành một thói quen xấu, ỉ lại, lười biếng. Chụp xong về không xem lại cũng không làm được gì. Hơn thế nữa, việc chép bài còn thể hiện sự tôn trọng giáo viên, vừa chép vừa nghe giảng cũng hiểu nhanh hơn, một lần ghi chép là một lần nhớ bài mà.
(Ảnh: Thủy Dương)
(Ảnh: An Nhiên)
(Ảnh: Đinh Hoàng Nguyệt Thảo)
(Ảnh: Hương Ori)
(Ảnh: Bùi Kim Dung)