Học sinh, sinh viên ai mà chẳng làm bạn với mì gói? Món ăn này vừa ngon vừa rẻ, lại còn tiện, khiến nó trở thành bạn đồng hành với nhiều người trẻ.
Tuy nhiên, dinh dưỡng chủ yếu có trong mì tôm là bột và đạm thực vật. Nếu bạn ăn mì thường xuyên sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các chất cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Điển hình, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến các tác hại sau:
- Nổi mụn (do thiếu vitamin, trong mì tôm lại chứa nhiều dầu, muối).
- Thiếu các chất quan trọng như protein, mỡ, khoáng chất, vitamin, nước...
- Tạo gánh nặng cho dạ dày và đường tiêu hoá.
- Gia tăng quá trình lão hoá.
- Dẫn đến nhiều bệnh như béo phì, ung thư, bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh về thận...
Việc ăn trái cây sau khi ăn mì gói sẽ bổ sung được khá nhiều chất dinh dưỡng còn thiếu khi ăn mì gói, điển hình là các vitamin và nước. Nó sẽ dung hòa lượng muối khổng lồ trong mì, giúp bạn tránh được tình trạng nổi mụn hay nóng trong người.
Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho quá trình tiêu hoá được dễ dàng hơn, hạn chế các tác hại lên hệ tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng.
Bạn nên chọn các loại hoa quả chua hoặc tính mát, tránh ăn quả ngọt nhé!
Nước sẽ giúp cơ thể nhanh chóng được thanh lọc, giảm thiểu tác động của các chất có trong mì gói. Ngoài ra, nước cũng giúp cơ thể được mát hơn nữa. Chú ý là uống nước lọc thôi, tránh xa các loại nước ngọt và nước có ga các bạn nhé!
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý một số điểm sau khi ăn mì gói để bảo vệ sức khoẻ:
- Nên nấu mì, tránh ăn kiểu "mì tôm úp".
- Cho thêm rau, trứng, thịt vào mì để bổ sung dinh dưỡng.
- Không nên ăn quá mặn.
- Không nên ăn mì gói thường xuyên.