Review "Cha Ma": Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn

Paul, Theo Helino 13:07 23/08/2019

Kinh dị, giật mình nhưng lý thuyết về cái chết đằng sau phim điện ảnh "Cha Ma" mới thực sự là thứ kinh dị.

Nếu đánh giá Cha Ma là một phim kinh dị quá hay, có lẽ chưa đúng. Nhưng để nói đây là phim điện ảnh có thể khiến bạn la hét trong rạp ít nhất hai lần vì màn hù hoạ thòng tim "jump scare" (Phong cách hù dọa dựa trên sự bất ngờ) thì hoàn toàn có thể.

Trailer phim "Cha Ma"

Cha Ma kể về một câu chuyện của cô sinh viên, khá nghèo, không hề có người thân tên là Nhi (Ngọc Duyên). Với ước mơ học trường thanh nhạc, Nhi cố gắng vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Cô ở trọ tại một khu nhà tập thể, nhưng thiếu đến ba tháng tiền nhà. Thậm chí, Nhi còn không có nổi cái vali mà phải sử dụng... tay nải để mang quần áo. Cho đến một ngày, cô được Thanh (Phương Anh Đào), một người phụ nữ kì lạ thuê về làm trông trẻ cho nhà mình. Mọi chuyện kì bí bắt đầu từ đây. Nhi bắt đầu nhận được những tin nhắn kỳ lạ, những bức ảnh rất nhạy cảm được chụp từ... chính điện thoại của cô. Không có một ai nương tựa, Nhi nhắn tin cầu cứu cho người thầy giáo âm nhạc của mình (Đan Trường) nhưng thầy chẳng bao giờ trả lời.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 2.

Nhi không có nổi một cái vali, hay balo mà phải dùng... tay nải.

Phim không phải thuộc dạng quá Hàn Lâm hay chứa đựng những thông điệp kinh dị mà sâu sa khiến khán giả ra về rồi vẫn sợ. Nhưng nếu để nói phim khiến chúng ta la "bể rạp" thì hoàn toàn có thể.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 3.

Những đoạn dọa "giật mình" của phim vẫn đủ rùng rợn cho khán giả.

Mặc dù phim còn vài lỗ hổng trong kịch bản, ví dụ như những tình tiết xoay quanh mối quan hệ giữa cô sinh viên Nhi và thầy giáo Đan Trường; lỗ hổng diễn xuất ở một số nhân vật như: cô Nhi, anh Bo - Đan Trường nhả thoại khá chán... nhưng nhìn chung, Cha Ma vẫn là một phim khá ổn và rùng rợn.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 4.

Nhi diễn hơi... dở.

Nhạc phim sử dụng hợp với khung cảnh

Đây là phim điện ảnh đầu tiên mà anh Bo - Đan Trường tham gia với tư cách diễn viên. Đồng thời, ca khúc Đi Về Nơi Xa của anh cũng được phối lại sao cho thích hợp với không gian điện ảnh. Cho dù nếu nghe qua bản phối lại, có thể bạn sẽ thấy đây là một phiên bản khá là... nhây và ủ dột của ca khúc hit, làm nên tên tuổi Đan Trường một thời. Ngạc nhiên thay, phiên bản chậm rãi, thê lương và u buồn của Đi Về Nơi Xa lại phù hợp với nội dung phim đến... ly kì.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 5.

Đáng ngạc nhiên là phần lời bài hát được ca sĩ Đan Trường sướng lên tròn 20 năm về trước lại phù hợp với nội dung phim một cách kỳ lạ. Bốn câu: "Trong bóng đêm tôi về ôm cuộc tình lẻ loi. Biết em về đâu mùa hạ, hỡi em về đây mùa đông. Bài thơ xưa anh viết cho em chỉ còn nỗi muộn phiền. Bài thơ xưa anh viết cho em chỉ còn nỗi đau" miêu tả chính xác tình cảnh mà nhân vật của Đan Trường - một thầy giáo dạy nhạc đang vướng phải, lạnh lẽo, cô đơn và cứ mãi nhớ về người phụ nữ của mình. Với không khí đêm mưa lạnh thấu xương của Đà Lạt, bản phối khí chậm rãi, ảm đạm hòa vào cơn mưa không biết là vô tình hay cố ý mà cứ như là... "cảnh nói thay người".

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 6.

Đan Trường trong "Cha Ma" chìm đắm trong một nỗi cô đơn lạnh lẽo, da diết.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 7.

Đoàn làm phim tiết kiệm... điện nhất quốc gia

Nói vậy là vì đoàn phim khi quay, sử dụng rất ít... đèn. Chủ yếu là ánh sáng tự nhiên cho các cảnh ban ngày và ánh đèn cực kỳ chọn lọc vào những điểm nhất định trong bối cảnh cho các cảnh đêm. Phần lớn cảnh phim chìm trong màu tối, sẵn có của những cảnh đêm và chồng lên bởi màu phim xanh đen mà đạo diễn cố tình dàn dựng. Tuy có vẻ như là các nhà làm phim đang cố tiết kiệm điện, nhưng thực ra đó là cách mà đạo diễn thao túng điểm ánh mắt của người xem. Vì xung quanh quá là... tối nên chúng ta chỉ hướng vào những nơi có ánh đèn, như một sự hướng dẫn vô hình của người dàn dựng.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 8.
Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 9.
Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 10.

Phần lớn khung cảnh trong phim đều được bao phủ bởi một màu xanh bí ẩn, lạnh xương sống.

Đang nói về ánh sáng, hãy nói luôn về sự phản chiếu. Một điểm nữa cho thấy đạo diễn chủ đích hạn chế và thao túng ánh mắt của người xem nữa, đó là trong phim không hề có gương. Ít ra là những tấm gương đủ lớn, hoặc ảnh hưởng đến ánh mắt của chúng ta. Trong phòng vệ sinh nữ ở trường đại học của Nhi, thậm chí cũng không treo gương luôn. Các nữ sinh soi hình ảnh phản chiếu của mình trên... bức tường gạch được đánh bóng nhẵn mịn. Vậy nghĩa là đoàn phim đã phải mướn một cô lao công, lau cho bức tường gạch bông ấy siêu sáng bóng, hai là đã sử dụng hiệu ứng để cố tình tạo ra những tấm gương phản chiếu, nhưng lại không sử dụng gương thật. Trong khi lắp một tấm gương lên tường có lẽ rẻ hơn tiền sử dụng hiệu ứng gấp nhiều lần.

Điều kinh dị thực sự về "Cha Ma" chính là lý thuyết về thế giới bên kia

Điều đáng sợ thực sự ở Cha Ma nằm ở cách đạo diễn sử dụng cú "twist" trong phim và cách anh lý giải những điểm tưởng như vô lý và vớ vẩn xuất hiện từ đầu. Mọi nhân vật chính trong Cha Ma dường như đều bị ám ảnh bởi một chuyện gì đó. Họ luôn u ám, bí bách vì bị đè nén nên mỗi người luôn nhìn thấy những điều "đáng sợ" do chính tâm trí mình tạo ra.

Bé Kitty (Chiêu Nghi) luôn sợ hãi ông kẹ, vì dường như cô bé này cứ luôn tiếc nuối, sợ hãi chuyện gì đó. Thanh (Phương Anh Đào) thì cứ như bị căn phòng khóa kín trong chính ngôi nhà của mình đe dọa. Nhi - cô trông trẻ trong nhà cứ như bị quá khứ ám ảnh, cô không bao giờ nhắc gì đến chuyện của mình nhưng cứ luôn có những điều kì dị bám lấy cô. Nhân vật thầy giáo của Đan Trường thì nói năng không ra hơi, lúc nào cũng thều thào như người đã chết rồi. Mỗi người đều nặng nề suy nghĩ riêng, nỗi ám ảnh của người này vô tình lại gợi lên sự sợ hãi của người khác khiến nỗi sợ cứ lan truyền trong căn biệt thự như một bệnh dịch.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 11.
Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 12.
Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 13.

Mỗi người trong căn biệt thự đều bị đe dọa bởi một sự thật, hoặc một bí mật nào đó.

Khi cú "twist" của đạo diễn Bá Vũ diễn ra, mọi thứ lại được diễn giải một cách rõ ràng, rành mạch, chỉn chu và liên kết chặt chẽ với nhau. Hóa ra, mọi thứ trên thế giới này qua lăng kính của đạo diễn giống như một tấm phim âm bản. Mọi màu sắc hóa đen, còn màu đen thì trở thành màu trắng. Đạo diễn Bá Vũ miêu tả một thế giới của âm hồn chi tiết, mạch lạc và rõ ràng. Chúng ta sẽ thấy cả một... cộng đồng người chết liên kết với nhau ngay từ đầu phim, và mọi chi tiết đều không thừa ra khỏi mạng lưới kịch bản của người làm phim một chút nào. Và nên biết, rằng góc nhìn của người kể truyện trong Cha Ma, là góc nhìn của một người chết. Đạo diễn Bá Vũ đã đưa ra một lý thuyết về cõi âm chi tiết một cách đáng ngờ.

Review Cha Ma: Tấm phim âm bản phản chiếu thế giới thực rùng rợn - Ảnh 14.

Đạo diễn đưa ra một lý thuyết về cõi âm nghe vô lý nhưng lại khá... thuyết phục.

Nhiều khi bạn sẽ tự hỏi sau khi xem xong Cha Ma, rằng: "Điều thực sự đáng sợ là làm cách nào đạo diễn có thể miêu tả được mọi thứ qua góc nhìn của một người chết chi tiết đến như vậy?".

Cha Ma sẽ khởi chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 23/08.