Bộ Y tế vừa gửi công văn đến các bệnh viện, trường đại học, yêu cầu quán triệt nhân viên y tế (kể cả người nghỉ hưu) không tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng.
Do tin tưởng vào những lời quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm, một phụ nữ phải nhập viện với khối u có kích thước rất lớn ở ngực trái sau khi tự sử dụng thực phẩm chức năng, bỏ điều trị trong thời gian dài. Đáng nói, Hằng Du Mục cũng từng quảng cáo sản phẩm phòng ung thư trên các nền tảng MXH.
Nhiều quảng cáo trên mạng xã hội sử dụng ca sĩ, diễn viên, người của công chúng quảng cáo không đúng công dụng sản phẩm thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh.
Người nổi tiếng hay bất kỳ ai khi làm nhiệm vụ quảng cáo thực phẩm chức năng hay bất kỳ sản phẩm nào, đều cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó, tránh việc nói quá tác dụng, gây những nhầm lẫn, hiểu sai của người tiêu dùng.
Những hình ảnh gắn logo VTV nhưng rất nhiều video trên mạng là mạo danh, quảng cáo trá hình để lừa người tiêu dùng như clip quảng cáo thực phẩm chức năng Cát Vượng Hoàn.
Chỉ với 500.000 đồng, mỗi clip quảng cáo, "diễn viên" sẽ mắc 1 bệnh theo yêu cầu như thật và đáng ngạc nhiên là đều được chữa khỏi nhờ... thực phẩm chức năng.
Công ty TNHH CTR Bio bị Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM xử phạt vì nhiều lỗi như không tuân thủ các quy định về bảo quản thực phẩm, quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng giống thuốc như "trỗi dậy phong độ đàn ông"...