Ông trùm đầu cơ từng "đánh sập" ngân hàng Anh tiết lộ kỹ xảo làm giàu ngược đời: "Cứ xuống tiền trước rồi nghiên cứu sau"

Ánh Lê, Theo Đời sống & Pháp luật 15:00 31/07/2024
Chia sẻ

George Soros là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Những lời khuyên của ông cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và được nhiều nhà đầu tư học hỏi.

George Soros là doanh nhân, nhà đầu cơ thị trường tài chính, nhà từ thiện người Hungary. Ông được biết đến với biệt danh người đàn ông làm phá sản Ngân hàng Trung ương Anh và là chủ của Soros Quantum Fund nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới với tỷ suất lợi nhuận bình quân lên tới từ 30% - 50% trong thời gian làm lãnh đạo. 

Trong suốt hành trình làm giàu của mình, George Soros đã rút ra khá nhiều triết lý riêng biệt về đầu tư mà mọi người có thể học hỏi để đạt được sự giàu có như ông:

1. Đầu tư trước, nghiên cứu sau

Phong cách đầu tư của Soros rất độc đáo, một trong những câu nói yêu thích của ông là "đầu tư trước, sau đó điều tra".

Trong thực tiễn đầu tư của mình, George Soros luôn giả định một xu hướng phát triển dựa trên nghiên cứu và phát hiện. Sau đó ông đầu tư một ít tiền vào đó như một thử nghiệm nhỏ và chờ thị trường xác nhận liệu giả định đó đúng hay không. Nếu giả định là đúng và hiệu quả, ông trùm này sẽ tiếp tục đầu tư mạnh. Trong trường hợp giả định là sai, ông sẽ không do dự mà rút toàn bộ khoản đầu tư để giảm thiểu tổn thất.

photo-1722340698686

 2. Kiên định với chiến thuật và mục tiêu ban đầu

George Soros luôn tìm kiếm một sự thay đổi đột ngột trên thị trường. Kỹ năng của ông chính là xác nhận sự thay đổi đột ngột này trước những người khác để có được quyết định đúng đắn nhất cho mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là George Soros xem nhẹ những kế hoạch hay chiến thuật ban đầu.

Theo tỷ phú này, muốn thành công trong phương pháp đầu tư giá trị thì nhà đầu tư cần có kế hoạch rõ ràng, phải phân tích kỹ càng và phải đo lường được rủi ro chứ không phải "chạy" theo đám đông. Làm tốt điều này có nghĩa là nhà đầu tư hiểu mình đang làm gì và tin tưởng vào kế hoạch đã đặt ra ban đầu.

Cũng nhờ có tầm nhìn sâu rộng và kiên định với những mục tiêu ban đầu nên George Soros mới đạt được nhiều thành công hơn người khác.

3. Trực giác là một công cụ đầu tư tuyệt vời

Soros thừa nhận rằng trong đầu tư, việc phân tích hay trau dồi kiến thức không phải là tất cả. Tỷ phú này cho rằng vai trò của trực giác là rất quan trọng. Nhưng trực giác này không phải là trực giác của một người chơi hệ ăn may, mà là dựa vào sự hiểu biết toàn diện các hiện tượng kinh tế để đưa ra các quyết định kinh tế.

Ông trùm đâu cơ bật mí: "Thực ra tôi sử dụng kết hợp giữa lý thuyết và bản năng để đưa ra quyết định. Bạn có thể gọi nó là trực giác nếu thích."

Ông trùm đầu cơ từng

4. Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

George Soros cho rằng không có gì sai khi chấp nhận rủi ro, nhưng đừng bao giờ chấp nhận rủi ro theo kiểu "được ăn cả ngã về không". Những nhà đầu tư giỏi không bao giờ chơi trò chơi giật dây trong thực tiễn đầu tư. Và George Soros thì sẽ ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực bạn quen thuộc.

 Rủi ro khi đầu tư thường đến từ sự thiếu hiểu biết của chính mình. Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận rủi ro sẽ phá hủy cái tôi của mình, nhưng tôi sẽ không bao giờ đứng ngoài cuộc khi nó mang lại lợi nhuận", Soros nói.

5. Trong đầu tư, "im lặng cũng là vàng"

Luôn giữ kín các ý tưởng đầu tư của mình là một trong những bí quyết đầu tư của Soros. Vốn là người kín đáo, tỷ phú người Hungary muốn thông tin về hoạt động của quỹ của mình càng ít xuất hiện trên công chúng càng tốt. Thậm chí, ông luôn giữ kín các ý tưởng đầu tư cho riêng mình và giữ khoản cách cả với người cộng tác.

Quan điểm của tỷ phú George Soros là nếu phát hiện ra những gì mình làm, các nhà đầu tư khác sẽ đổ xô vào thị trường, kéo theo việc giá cả sẽ thay đổi và có thể làm tình hình sẽ diễn biến bất lợi. Đây sẽ là một kết cục tồi tệ.

"Để ứng phó với thị trường, bạn nên im lặng, nếu không, bạn sẽ thu hút rất nhiều lời chỉ trích và hãy cẩn thận, điều này không tốt cho khoản đầu tư của bạn", ông trùm đầu cơ cho biết.

(Tổng hợp)


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày