Nữ TikToker 9x phát hiện mắc ung thư, "thủ phạm" chính là 1 loại đồ uống cả triệu người trẻ yêu thích

Đậu Đậu, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 14:13 10/01/2025
Chia sẻ

Thông qua đoạn video này, nữ TikToker muốn cảnh báo mọi người, đặc biệt là giới trẻ, về tác hại tiềm ẩn của nước ngọt đối với sức khỏe.

Nữ TikToker 9x phát hiện mắc ung thư, "thủ phạm" chính là 1 loại đồ uống

Gần đây, một nữ TikToker 9x gây xôn xao khi chia sẻ về việc bản thân phát hiện mắc ung thư do sở thích uống nước ngọt kéo dài. Đoạn clip đã nhận về hơn 1,6 triệu lượt xem trên TikTok.

Trong đoạn video, cô viết: "Không thể tin được mình đã đạt được những điều này chỉ nhờ uống nước ngọt". Nữ TikToker thừa nhận cô nghiện nước ngọt từ lâu, không ngờ nó lại là nguyên nhân khiến cô bị ung thư và phải thực hiện hóa trị, đối mặt với 1 loạt tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, mất vị giác, sức khỏe tinh thần kém...

Nữ TikToker 9x phát hiện mắc ung thư, "thủ phạm" chính là 1 loại đồ uống cả triệu người trẻ yêu thích- Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa.

Thông qua đoạn video này, nữ TikToker muốn cảnh báo mọi người, đặc biệt là giới trẻ, về tác hại tiềm ẩn của nước ngọt đối với sức khỏe.

Nghiện nước ngọt gây hại thế nào với sức khỏe?

Nước ngọt, đặc biệt là các loại chứa nhiều đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo, không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến vóc dáng mà còn là mối nguy hại lớn đối với sức khỏe. Dưới đây là những tác động tiêu cực của việc tiêu thụ nước ngọt quá mức.

1. Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng

Uống nước ngọt thường xuyên có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng, bao gồm sâu răng, xói mòn men răng và thậm chí mất răng. Một nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Biomimetics cho thấy soda có tính axit cao và chứa nhiều đường, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng sản xuất axit lactic, làm mòn răng.

2. Gây kích ứng dạ dày

Soda chứa nhiều axit cacbonic, có thể gây khó chịu cho những người bị viêm dạ dày, loét hoặc trào ngược axit. Axit cacbonic trong soda có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và gây khó chịu cho người đã có vấn đề về tiêu hóa.

co-nen-uong-coca-cola-khi-doi-khong-2-0959.jpg

Một lon nước ngọt thông thường chứa khoảng 37 gram đường bổ sung, vượt mức khuyến nghị hằng ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA). Theo chuyên gia dinh dưỡng Heather Davis, đường trong soda hấp thụ nhanh, làm tăng đột ngột lượng đường trong máu và kích thích cơ thể sản xuất insulin.

 Tình trạng dao động đường huyết thất thường có thể dẫn đến tiền tiểu đường, tiểu đường loại 2 và các vấn đề tim mạch theo thời gian. 

4. Tăng triglyceride và giảm cholesterol HDL

Uống soda thường xuyên có thể làm tăng triglyceride (mỡ máu) và giảm mức cholesterol HDL (cholesterol "tốt"). 

Một nghiên cứu năm 2020 trên Journal of the American Heart Association phát hiện rằng người uống nhiều soda có nguy cơ bị triglyceride cao hơn 53% và HDL thấp hơn 98%. 

5. Thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột

Chất tạo ngọt nhân tạo trong soda ăn kiêng không hoàn toàn "lành mạnh" như tưởng tượng. Một nghiên cứu năm 2022 trên tạp chí Cell cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và kiểm soát đường huyết. Điều này có liên quan đến nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.

nuoc-ngot-co-ga.jpg

6. Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác

Theo CDC, việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa, tổn thương thận và bệnh tim mạch.

7. Ung thư

Một nghiên cứu được công bố trên Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy, những người uống từ 2 lon nước ngọt có đường trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn đến 87% so với những người không uống. 

Nguyên nhân chính được cho là lượng đường cao trong nước ngọt, gây căng thẳng lên tuyến tụy khi sản xuất insulin liên tục. Tình trạng này lâu dài có thể thúc đẩy quá trình viêm và tăng trưởng tế bào bất thường.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày