Christian Dior không đơn thuần là một cái tên, mà bao hàm cả một huyền thoại. Nếu ví giới thời trang như một kim tự tháp thì nghiễm nhiên, cái tên Dior phải được đặt trên đỉnh cao nhất.
Từ John Galliano cho đến Raf Simon, nhà mốt nước Pháp chưa bao giờ khiến giới mộ điệu phải thất vọng với những sáng tạo đầy kiêu kỳ và nữ tính, mang đậm âm hưởng của phái đẹp xứ Paris. Tuy nhiên, đến thời kỳ của Giám đốc sáng tạo mới nhất - Maria Grazia Chiuri thì có vẻ như mọi sự đã thay đổi.
BST Thu/Đông 2017 của Dior đang trở thành đề tài tranh cãi của giới mộ điệu. Có rất nhiều ý kiến cho rằng tinh thần của Dior đã biến mất, nhường chỗ cho những thiết kế mới mẻ nhưng không nói tên thì chẳng ai biết là thuộc về nhà mốt nước Pháp. Trên mạng xã hội của Việt Nam, giới mộ điệu cũng ngầm chê bai BST mới với cấu tứ sâu sắc. Riêng NTK Đỗ Mạnh Cường lại nhận xét một cách khá thẳng thừng.
Phái đẹp cảm thấy buồn bã trước những tông màu ảm đảm của BST Dior mới nhất.
Một ý kiến khác còn nhận xét rằng Christian Dior nên "đội mồ sống dậy" để xem NTK mới đã "tàn phá" di sản của ông như thế nào.
Lời chê bai thẳng thắn và có sức nặng nhất đến từ Đỗ Mạnh Cường - NTK hàng đầu Việt Nam.
Nhắc đến Dior là nhắc đến những cánh hoa vương trên vải vóc hay kiểu đầm rộng duyên dáng với vòng eo được xiết gọn mảnh khảnh. Các sắc màu của Dior thường tươi tắn rạng ngời, nhằm tôn lên làn da trắng xanh đặc trưng của phái đẹp châu Âu.
Nhưng với NTK Maria Grazia Chiuri, bà lại định nghĩa nhà mốt Christian Dior theo một cách khác. 70 thiết kế mới nhất được bao phủ bởi sắc xanh navy, mà theo nhiều tài liệu, thì đây vốn là sắc màu ưa thích của NTK huyền thoại nước Pháp. Cựu Giám đốc sáng tạo của Valentino còn khai thác denim - một chất liệu hầu như chưa từng gắn liền với cái tên Dior. Nói về chất liệu này thì đương nhiên là sự tươi trẻ và năng động là nét chủ đạo.
Lâm Thúy Nhàn, một fashionista nổi tiếng ở Sài thành còn bình luận: "Đồ Dior năm nay khó mặc hơn cả Yohji Yamamoto. Thật ngạc nhiên."
Vì sao lại là denim? Maria trả lời với tạp chí Vogue: "Tôi cần đối thoại với thế hệ Y(Cụm từ này được dùng để mô tả lớp thanh niên ngày nay và lấy năm 1982 là mốc bắt đầu) và hiểu rõ hơn về họ. Vì đơn giản là, tôi muốn ủng hộ tinh thần của họ."
Bên cạnh đó, tư duy của NTK này còn hướng đến tinh thần nữ quyền thông qua slogan "We Should all be Feminists". Điều này thể hiện rất rõ qua những trang phục thoải mái tiện dụng, thay vì yểu điệu nữ tính như Dior vốn luôn như thế.
Bên cạnh đó, một số kiểu đầm xuyên thấu của NTK Maria Grazia Chiuri vẫn gây tranh cãi, bởi chúng gợi nhắc lại hình ảnh của Valentino - nhà mốt nơi bà từng rời bỏ. Đây hẳn là điều không nên.
Cùng chiêm ngưỡng BST Thu-Đông 2017 của Dior: