Những thực phẩm ngừng ngay khi mắc bệnh tuyến giáp: Đặc biệt loại số 1, đa số người trẻ đều yêu thích

BS Huỳnh Minh Nhựt, Theo phunumoi.net.vn 19:46 18/09/2024
Chia sẻ

Tỷ lệ người mắc các bệnh lý về tuyến giáp ngày càng gia tăng bởi nguyên nhân khác nhau. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng là một trong số đó.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2 tỷ người mắc  rối loạn về tuyến giáp như: bướu giáp đơn thuần, suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto, u tuyến giáp và ung thư tuyến giáp, trong đó bệnh suy giáp chiếm 1-2% dân số.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp ước tính khoảng 10-15%, chủ yếu do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, khẩu phần ăn  thiếu iốt,…dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy bệnh tuyến giáp cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm nguy cơ trở nặng, chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe như thế nào? Hãy cùng bác sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Kiêng một số thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh lý tuyến giáp

Thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh

Các loại thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm chế biến sẵn chính không rõ nguồn gốc là "kẻ thù" của người bệnh tuyến giáp và sức khỏe con người nói chung. Bởi vì những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Đồng thời chúng cũng chứa một lượng chất béo cao, làm cho quá trình sản xuất hormon giáp bị đình trệ, ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Bên cạnh đó, một chế độ quá nhiều thức ăn nhanh hay thực phẩm chế biến sẵn sẽ gia tăng phản ứng viêm, gây tăng cân và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

Những thực phẩm ngừng ngay khi mắc bệnh tuyến giáp: Đặc biệt loại số 1, đa số người trẻ đều yêu thích- Ảnh 1.

Đậu nành

Các nghiên cứu gần đây cho thấy đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như: đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành… có ảnh hưởng không tốt cho nhóm người đang mắc các bệnh lý về tuyến giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột. Ngoài ra, đậu nành chứa phytoestrogen, có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp. Chất isoflavone trong đậu nành cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn dừng lại ở mức độ quy mô nhỏ, chưa đủ cỡ mẫu để kết luận đầy đủ. Do đó, khi mắc các bệnh lý về tuyến giáp người bệnh cần thận trọng hơn khi bổ sung đậu nành và thực phẩm từ đậu nành, cần cân đối với các nhóm thực phẩm khác để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Các chất kích thích

Một số chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,... lâu nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy chúng không tốt đến sức khoẻ của chúng ta. Rượu có thể gây ức chế chức năng tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp. Uống rượu thường xuyên hoặc nhiều sẽ làm hư hại các tế bào tuyến giáp, làm giảm tổng lượng hormone tuyến giáp (T3, T4) trong máu, gây ra chứng suy giáp.

Thực đơn “tối ưu" dành cho bệnh nhân u tuyến giáp

Rau xanh

Rau, lá xanh được xem như “thần dược" tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người, chúng là loại thực phẩm quan trọng cần bổ sung vào chế độ ăn của người mắc bệnh lý tuyến giáp.  rau, lá xanh rất giàu magie, các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn, nhất là ở tuyến giáp. Một vài loại rau, lá xanh mà nên bổ sung như: mồng tơi, diếp cá, rau muống,...

Thực phẩm giàu Iốt

Những thực phẩm ngừng ngay khi mắc bệnh tuyến giáp: Đặc biệt loại số 1, đa số người trẻ đều yêu thích- Ảnh 2.

I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của cơ thể. Thiếu iốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi. Do đó, lựa chọn thực phẩm giàu i-ốt cho khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm giàu I-ốt bao gồm: muối biển, hải sản có vỏ, cá biển, trứng, dâu tây, việt quất,... Mặc dù, I-ốt rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp nhưng cũng cần lưu ý bổ sung i-ốt ở mức hợp lý, vừa phải trong bữa ăn hàng ngày.

Hải sản

Trong thực đơn của những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, hải sản là một lựa chọn tuyệt vời bởi những loại hải sản như tôm, cua, cá,... không chỉ cung cấp năng lượng mà chúng còn có rất nhiều khoáng chất như: selen, i-ốt, kẽm rất tốt trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến giáp.

Trứng

Trứng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho tất cả mọi người, trong đó có những bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp. Trong trứng rất giàu iod, selen, magie hay tyrosine,... Những loại khoáng chất này liên quan đến việc sản xuất hormon tuyến giáp, rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đối với người mắc bệnh lý tuyến giáp thì việc lựa chọn chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc hợp lý cũng góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết và khi cơ thể gặp căng thẳng quá mức sẽ kích thích một loạt các phản ứng nội tiết phức tạp trong cơ thể, từ đó gây tác dụng tiêu cực đối với tuyến giáp. Do vậy, bạn nên xây dựng chế độ làm việc, sinh hoạt bản thân thật khoa học, tránh tối đa các căng thẳng tiêu cực.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày