Những câu hỏi hội đi học sợ gặp phải nhất ngày Tết: "Năm nay được học sinh giỏi chứ?" vẫn chưa là gì so với câu số 6!

Đông, Theo Thể thao Văn hóa 00:03 25/01/2023

Muốn ăn Tết ngon, đón Tết vui hãy tham khảo ngay "bí kíp" ứng phó với những câu hỏi kém duyên ngày Tết này nhé!

Tết nhất vốn là một kỳ nghỉ vô cùng đặc biệt trong năm, bởi đây là lúc để chúng ta quây quần bên gia đình, giải tỏa căng thẳng, gặp gỡ họ hàng, người thân và bạn bè - những người mà rất lâu ta chưa có dịp trò chuyện, hỏi thăm.

Bên cạnh những lời chúc may mắn đầu năm, không ít người đặc biệt là hội đi học thường xuyên phải đối diện với những câu hỏi "kém duyên" ngày Tết. Không cần đi đâu xa, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong dịp Tết và cách để bạn có thể xử lý khéo léo để buổi gặp gỡ được diễn ra vui vẻ và không làm mất lòng ai.

Những câu hỏi khó ngày Tết

Bị hỏi thăm tình hình học tập là nỗi ám ảnh của phần lớn học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, những câu hỏi về thành tích, định hướng công việc hay mối quan hệ cá nhân khiến nhiều bạn khó xử, bởi chuyện xác định tương lai rất khó nói.

1. Có người yêu chưa cháu?

2. Sắp ra trường rồi, bao giờ định cho gia đình ăn cỗ cưới đây?

3. Cháu học ngành gì? Học cái này thì ra trường làm gì, dễ kiếm việc làm không?

4. Cháu học ngành A này á. Sao không theo ngành B vì cô thấy đứa hàng xóm nhà cô học ngành B có tương lai lắm?

5. Năm nay cháu được học sinh gì nhỉ?

6. Con nhà bác được học bổng đấy, cháu có được không?

7. Cháu học xong chưa, đã xin được việc gì rồi?

8. Học xong cháu định xin vào làm ở đâu nhỉ?

9. Giờ bằng đại học nhan nhản sao không học thêm thạc sĩ hay tiến sĩ đi?

10. Dạo này ôn thi vất vả thế à sao mà nhìn xuống sắc thế?

11. Đi học trường top chắc là phải giỏi lắm nhỉ?

Những câu hỏi hội đi học sợ gặp phải nhất ngày Tết: Năm nay được học sinh giỏi chứ? vẫn chưa là gì so với câu số 6! - Ảnh 1.

Bị hỏi thăm tình hình học tập là nỗi ám ảnh của phần lớn học sinh, sinh viên ( Ảnh Internet)

Tâm lý khi bị hỏi những câu hỏi khó và cách đối mặt

Khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi không phù hợp, bất lịch sự hoặc thậm chí thô lỗ, bạn có thể bị "sốc" toàn tập và không thể phản hồi được gì thêm. Hoặc bạn có thể cảm thấy khó chịu, bị xúc phạm hoặc xấu hổ, tất cả những cảm xúc có thể ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh của chúng ta.

Dù gặp câu hỏi khó nào, bạn cũng cần trả lời một cách nhẹ nhàng. Nếu đã đoán trước được những vấn đề mà mình sẽ bị hỏi bạn có thể chuẩn bị sẵn các mẫu câu trả lời để khi đối diện ta chỉ cần đáp theo nguyên văn theo mẫu đã chuẩn bị. Khi ấy ta sẽ không cảm thấy tức giận, bức xúc hay tủi thân với những câu hỏi đó nữa.

Dưới đây là các cách để "xử đẹp" những câu hỏi "kém duyên" ngày Tết mà bạn có thể áp dụng:

1. Giữ bình tĩnh và độ duyên dáng

Điều cần thiết là duy trì một thái độ thoải mái bất cứ khi nào bạn bị đặt vào tình thế khó xử hay bị hỏi những câu hỏi nhạy cảm. Khả năng duy trì kiểm soát ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của bạn sẽ tăng thêm độ tin cậy cho câu trả lời. Đôi khi, chính việc thể hiện một thái độ bình tĩnh có thể kết thúc câu hỏi "khó" của đối phương trong êm đẹp. Epictetus từng nói, điều quan trọng không phải là điều gì xảy ra với chúng ta mà là cách chúng ta phản ứng với nó.

Như đã nói, chúng ta nên nuôi dưỡng suy nghĩ rằng việc giữ bình tĩnh và duyên dáng sẽ tốt hơn cho chúng ta. Khi trả lời những câu hỏi thô lỗ đó, bạn không nên để sự im lặng kéo dài. Tránh tỏ ra như thể bạn đang trốn tránh vì làm như vậy sẽ cho phép họ càng trêu trọc. Vì vậy, hãy luôn vững vàng, bình tĩnh.

Hơn nữa, hãy giải quyết câu hỏi khó với suy nghĩ rằng bạn không nợ ai câu trả lời, đặc biệt là những người không liên quan đến vấn đề này. Để mọi việc trở nên dễ dàng hơn, hãy lên danh sách những câu hỏi không phù hợp và tìm sẵn câu trả lời tiêu chuẩn áp dụng cho nhiều trường hợp.

- Cháu thấy câu hỏi này hơi riêng tư rồi ạ.

- Cái này cháu chưa nghĩ đến.

- Cháu không muốn trả lời điều đó.

Những câu hỏi hội đi học sợ gặp phải nhất ngày Tết: Năm nay được học sinh giỏi chứ? vẫn chưa là gì so với câu số 6! - Ảnh 2.

Hãy giữ bình tĩnh và độ duyên dáng của bản thân (Ảnh: Internet)

2. Đặt ranh giới

Thông thường, bạn từ chối trả lời một câu hỏi vì nó không phù hợp, vượt qua ranh giới cá nhân hoặc hỏi về điều gì đó mà cá nhân hỏi không có quyền. Do đó, bạn muốn tránh câu hỏi hoặc không muốn trả lời tường tận vấn đề.

Do đó, bạn cần củng cố ranh giới của mình hơn nữa và nên liệt kê mọi thứ bạn sẵn sàng tiết lộ hoặc không muốn tiết lộ. Sau đó, lập danh sách những người bạn tin tưởng hay những người có thể thao túng tâm lý hoặc nói xấu về bạn, sau đó là những người quen.

Như tác giả Mark Manson đã từng nói, việc đặt ra những ranh giới này chỉ mở đường cho các mối quan hệ lành mạnh hơn và giúp chúng ta tránh xa sự phụ thuộc vào nhau. Bạn phải có khả năng vẽ đường thẳng mọi lúc. Nhiều người sẽ chỉ đơn giản là hỏi để biết, hay những người hỏi để moi móc thông tin, vậy nên trách nhiệm của bạn nằm ở việc cắt câu chuyện và nhắc nhở họ rằng những gì họ đang làm không phù hợp với quy định bạn đặt ra.

3. Chuẩn bị lập trường của bạn: Chống lại sự thô lỗ, ngồi lê đôi mách và thiếu tôn trọng

Khi thấy mình ở vị trí không thoải mái với một người thô lỗ, bạn cần biết cách trả lời những câu hỏi khó xử. Đây là lý do tại sao bạn nên trang bị cho mình một số câu trả lời để ứng phó với các câu hỏi thiếu tế nhị.

Có nhiều cách để trả lời những người này: bằng phản ứng mà họ muốn, phản bác lại một cách dí dỏm hoặc một cách thể hiện rằng bạn coi họ là bất lịch sự vì đã hỏi một câu hỏi khá thiếu tôn trọng.

Có những người hỏi bạn nhằm mục đích moi móc thông tin sau đó nâng cao giá trị bản thân bằng cách hạ thấp giá trị của bạn. Tuy nhiên, Eleanor Roosevelt từng chia sẻ rằng nếu chúng ta nhận ra rằng mọi người không có suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra câu hỏi, thì chúng ta không nên lo lắng về những gì họ nói.

Những câu hỏi hội đi học sợ gặp phải nhất ngày Tết: Năm nay được học sinh giỏi chứ? vẫn chưa là gì so với câu số 6! - Ảnh 3.

Bạn cần biết cách trả lời những câu hỏi khó xử (Ảnh: Internet)

4. Làm chủ cuộc đối thoại

Những cá nhân khi đặt ra những câu hỏi hóc búa thường hoặc hầu như luôn luôn không biết rằng họ đang có một phép xã giao kém tinh tế. Tuy nhiên, ngay cả khi họ có ý thức, bạn cũng không bao giờ nên trả đũa bằng cách cư xử thô lỗ.

Bạn hoàn toàn có thể tùy thuộc vào việc có trả lời hay không, phớt lờ hay hỏi xem tại sao họ cảm thấy cần phải hỏi về những vấn đề như vậy. Phản bác của bạn nên được đưa ra với một giọng điệu nhẹ nhàng, ổn định. Bạn có thể sử dụng những câu chuyện cười để làm mềm câu trả lời của mình hơn nếu có thể. Sau đó, hướng cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác. Cuối cùng, người kia sẽ nhận ra thông điệp là bạn đang truyền tải là không muốn câu chuyện tiếp diễn quá xa.

Theo The Art of Master, Tổng hợp