Khoảng 67% dân số tại Mỹ có các triệu chứng đau vai. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bệnh nhân nên đến gặp bác sỹ để nghe tư vấn khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào. Khám chuyên khoa bao gồm các xét nghiệm vật lý, chụp X-quang, MRI, siêu âm nhằm chẩn đoán các vấn đề về vai.
Kết hợp vật lý trị liệu, nghỉ ngơi và thực hành các bài tập tại nhà có thể điều trị những triệu chứng bệnh liên quan đến đau vai. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu 12 vấn đề thường gặp dẫn đến đau vai, theo trang tin Health nhé!
Khoảng hai phần số người bị đau vai đều gặp phải các vấn đề về cơ ống xoay vai. Cơ ống xoay vai là nhóm các cơ và gân có nhiệm vụ giữ cố định phần xương tay trên, giúp nâng và xoay cánh tay. Khi vận động cơ này không đúng tư thế, nó có thể dẫn tới sưng viêm vùng gân trong cơ ống xương vai và dẫn đến đau vai.
Các chấn thương mạnh có thể làm tổn thương vùng gân ở vai. Khi gân ở vai bị đứt, cơ vai sẽ rất đau. Nếu không điều trị kịp thời, về lâu dài nó có thể dẫn đến đau vai mãn tính.
Theo Tiến sĩ Stark, một số bệnh nhân có triệu chứng vai bị cứng đơ và không thể vận động vai bình thường kèm theo các cường độ đau vai khác nhau. Nguyên nhân là do mô liên kết nằm gần khớp xương vai dày hơn và bị sưng viêm.
Túi đệm chứa đầy dịch nhầy, giúp cơ và xương chuyển động dễ dàng. Khi bạn vận động mạnh hoặc vận động không đúng tư thế, cơ thể phản ứng bằng cách sản sinh nhiều dịch nhầy khiến túi đệm trương lên và có thể dẫn đến sưng viêm túi đệm.
Sụn viền trên bao bọc ổ khớp vai có chức năng giữ cho vai được thăng bằng. Người ở độ tuổi trung niên khi cử động cánh tay quá đầu hoặc ngang ngực hoặc gãi vai trái bằng tay phải đều có thể dẫn đến tổn thương vùng sụn này.
Các va chạm xảy ra ở vai khi bạn cử động tay quá đầu, ví dụ như bơi lội. Gân và túi đệm va chạm lẫn nhau với các khớp xương vai, dẫn đến tình trạng đau vai khi vận động tay. Các tư thế vận động khác như ngả lưng về sau, nằm một bên có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Viên xương khớp có thể phá hủy các sụn trong vai sinh ra chức năng giúp các khớp xương chuyển động mượt mà hơn. Khi sụn bị phá hủy và các khớp xương va chạm lẫn nhau có thể dẫn đến đau vai hoặc vai bị sưng vù.
Vai không ổn định xảy ra khi các khớp cầu quá lỏng, dẫn đến va chạm lẫn nhau trong ổ khớp vai. Triệu chứng này thường gặp phải ở người trẻ, đặc biệt ở những người thường xuyên chơi thể thao.
Triệu chứng này xảy ra khi khớp vai gần như trượt khỏi ổ khớp. Người bệnh có cảm giác vai bị lỏng và có thể trượt khỏi vị trí cố định. Triệu chứng xảy ra là do vận động tay quá đầu thường xuyên.
Xương đòn là một trong những phần xương chính trong vai. Gãy xương đòn thường xảy ra do các chấn thương vận động như vấp ngã hay té trượt.
Những bệnh nhân đau vai thường xảy ra do phần cổ trên bị đau.
Đau tay trái hoặc đau vai có thể là triệu chứng của căn bệnh đau tim. Vai bắt đầu đau khi cơn đau xuất phát từ lồng ngực.
Vậy làm thế nào tránh khỏi các triệu chứng đau vai?
- Điều chỉnh tư thế sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử ngang tầm mắt. Đặc biệt ở các bạn trẻ thường xuyên sử dụng điện thoại sai tư thế.
- Ngồi hoặc đứng đúng tư thế.
- Vận động cánh tay đúng tư thế, không nên đưa tay quá đầu hoặc xoay cánh tay thường xuyên.
- Tránh vận động và luyện tập thể thao sai tư thế. Điều này các bạn trẻ nên lưu ý khi luyện tập các môn thể thao sử dụng khớp tay nhiều như bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ.
Nguồn: Time